41. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển bảo hiể my tế ở Việt Nam
4.3.2. Kiến nghị với ngàn hY tế và các bộ ngành có liên quan
Đề nghị Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện đấu thầu thuốc. Tổ chức đấu thầu tập trung quốc gia đối với danh mục thuốc thiết yếu để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả chi phí thuốc trong khám chữa bệnh BHYT.
Phối hợp với các Bộ ngành liên quan ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực trang thiệt bị y tế, ứng dụng Công nghệ thông tin trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 với tất cả thủ tục hành chính lĩnh vực trang thiết bị y tế, nhằm công khai minh bạch để Nhân dân kiểm soát. Tăng cường quản lý, khai thác sử dụngtrang thiết bị y tế, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe Nhân dân.
Bộ y tế nghiên cứu, xây dựng các mô hình đầu tư PPP (theo nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ) trong lĩnh vực y tế phù hợp với điều kiện Việt nam. Xây dựng cơ chế chính sách phát triển y tế tư nhân, cho phép hợp tác công tư về nhân lực, thương hiệu nhằm đẩy mạnh sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực y tế. Xây dựng các đề án để huy động nguồn vốn ngoài nước (ODA) cho y tế.
Quy hoạch mạng lưới cơ sở KCB, bảo đảm 100% số xã có trạm y tế, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn và quản lý cho cán bộ y tế xã. Triển khai lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân của Người dân trên địa bàn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ nhân dân ngay từ tuyến y tế cơ sở.