Chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng luồng tuyến

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ vận tải hành khách tại công ty cổ phần xe khách hà nội (Trang 65 - 69)

3.2.3.1. Xây dựng chất lượng cơ sở vật chất, luồng tuyến

* Xây dựng chiến lƣợc vê ứng dụng khoa học kỹ thuật

Nội dung:

Triển khai được các ứng dụng khoa học về công nghệ thông tin như: Các phần mềm quản lý, phần mềm thanh toán, ….

Triển khai được các ứng dụng khoa học trong công tác BDSC

Mục tiêu:

Các ứng dụng khoa học kỹ thuật giúp cho chất lượng dịch vụ vận tải hành khách của Công ty ngày một nâng cao.

Chi phí sản xuất, cung ứng dịch vụ giảm là tiền đề cho việc giảm giá dịch vụ vận tải hành khách và tăng lợi nhuận của Công ty.

Nguồn dữ liệu chất lượng, nhanh chóng, kịp thời, … phục vụ công tác phân tích và hoạch định chiến lược, kế hoạch, … của Công ty.

* Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch về chất lƣợng của phƣơng tiện vận tải

Nội dung:

Đâu tư phương tiện mới nhu cầu của thị trường và khả năng tài chính của Công ty.

Sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện đảm bảo theo yêu cầu quy định của Nhà nước và sản xuất.

56

Mục tiêu:

Đoàn phương tiện đảm bảo các chỉ số về an toàn, tiện nghi, … đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Chất lượng phương tiện được đảm bảo nhưng giá thành vận tải được tối ưu hóa và được thị trường chấp nhận.

* Xây dựng chất lƣợng về luồng tuyến, điểm dừng điểm đỗ

Nội dung:

Luồng tuyến vận tải: Khảo sát nhu cầu đi lại của khách hàng, khả năng của hạng tầng đảm bảo đủ điều kiện cho phương tiện vận hành, … .

Nhà chờ, điểm dừng đỗ: Xây dựng các nhà chờ, điểm dừng đỗ đảm bảo an toàn, tiện nghi, thuận tiện cho khách hàng khi chờ xe và khi lên hoặc xuống xe.

Mục tiêu:

Luồng tuyến vận tải: Đảm bảo an toàn, đáp ứng được nhu cầu di chuyển của khách hàng theo không gian và thời gian như thời gian chờ phương tiên, thời gian di chuyển của khách hàng trên tuyến được tối ưu hóa về mặt thời gian, ….

Nhà chờ, điểm dừng đỗ: Đảm bảo an toàn, đáp ứng được nhu cầu trú mưa, nắng khi chờ lên phương tiện vận tải và đảm bảo thuận lợi, an toàn khi lên hoặc xuống phương tiện vận tải của hành khách kể cả người khuyết tật, …

3.2.3.2. Tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, luồng tuyến

* Các phần mềm Công ty CPXK Hà Nội đang sử dụng

Phần mềm quản lý vé lệnh, quản lý doanh thu: Quẩn lý vé như số lượng và seri vé nhập kho, xuất kho, thực hiện trên từng lệnh vận chuyển, …; Quản lý vật tư phụ tùng; Quản lý tính công cho người lao động làm cơ sở tính lương và thưởng hàng tháng; …

Phần mềm GPS quản lý và điều hành hoạt động vận tải trên tuyến: Quản lý chuyến lượt thực hiện; chạy sai lộ trình; bỏ điểm dừng; ...

57

Phần mềm kế toán: Thực hiện theo quy định của Bộ tài chính về quản lý và báo.

Được hỗ trợ từ phần mềm tìm buýt của Tổng công ty vận tải Hà Nội: Hỗ trợ khách hàng phản ánh nhanh nhất chất lượng dịch vụ; Khách hàng có thể biết được số tuyến qua điểm dừng, thời gian dự kiến xe đến điểm dưng; Biểu đồ chạy xe của từng tuyến; ...

* Phƣơng tiện vận tải

Tổng số phương tiện của Công ty cổ phần xe khách Hà Nội là 117 phương tiện (phụ lục 01)

Phương tiện đảm bảo tiêu chí yêu cầu theo quy định của quản lý Nhà nước. Phương tiện chưa đảm bảo tiện nghi, an toàn, … theo thị hiếu của thị trường.

Bảng 3.7. Bảng tổng hợp phương tiện theo năm sản xuất

TT Thời gian sử dụng (phƣơng tiện) Số lƣợng %

1 Thời gian dưới 5 năm 30 25,64

2 Thời gian từ 5 năm đến dưới 10 năm 62 52,99

3 Thời gian từ 10 năm trở lên 25 21,37

Cộng 117 100

Nguồn : Công ty CPXK Hà Nội

Hình 3.5. Biểu đồ phương tiện theo năm sản xuất

Từ biểu đồ cho ta thấy tuổi đời phương tiện chiếm tỷ trọng lớn: từ 5 năm đến dưới 10 năm chiếm 53%.

58

Điều này đánh giá chất lượng phương tiện của Công ty cổ phần xe khách Hà Nội cần được nâng cao hơn nưa.

* Về luồng tuyến, điểm dừng

Nhìn chung luồng tuyền và điểm dừng tương đối phù hợp với nhu cầu đi lại của hành khách và quy hoạch tổng thể của Thành phố.

Đã chủ động khảo sát nhu cầu của khách hàng nhưng đối với các tuyến buýt nội đô phải trình cơ quan có thẩm quyền và phụ thuộc nhiều vào quy hoạch, phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước.

Công tác đề xuất quy hoạch luồng tuyến phải đảm bảo các tiêu chí chính sau:

- Luồng tuyến phải đáp ứng được nhu cầu đi lại của đối tượng chính phục vụ trên tuyến. Như tuyến buýt số 49 &51 đối tượng chính là học sinh, sinh viên; Tuyến buýt kế cận 212 đối tượng chính là công nhân và khách vãng lai; v.v…

- Lộ trình và thời gian lữ hành của phương tiện đi từ đầu bến A đến đầu bến B và ngược lại là ngắn nhất. Tuy nhiên lộ trình tuyến buýt số 49 có đoạn chưa phù hợp với nhu cầu đi lại của hành khách như không đón trả khách tại cặp điểm dừng gần Đơn nguyên 1 – Khu nhà ở sinh viên Mỹ Đình II.

- Phù hợp với quy hoạch chung của Bộ giao thông vận tải, của thành phố Hà Nội.

Các điểm dừng đón trả khách ngoài việc thuận tiện cho hành khách đi lại bằng phương tiện ô tô còn phải đảm bảo an toàn và tránh ùn tắc giao thông trên toàn hệ thống. Tuy nhiên một số điểm dừng trên tuyến buýt số 49&51 cần được bổ sung và điều chỉnh nhằm hài hòa tốt hơn nữa giữa lợi ích phục vụ hành khách đi xe buýt và lợi ích phục vụ công tác đảm bảo an toàn giao thông trên toàn hệ thống.

59

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ vận tải hành khách tại công ty cổ phần xe khách hà nội (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)