Những hạn chế, nguyên nhân của Cty CPXK Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ vận tải hành khách tại công ty cổ phần xe khách hà nội (Trang 80 - 84)

4.2.2.1. Nhân sự

Mặt bằng chung trình độ của cán bộ công nghân viên còn thấp đặc biệt là khối lao động trực tiếp cần được đào tạo lại.

Thiếu và yếu nguồn nhân lực quản lý cấp cao có trình độ quản lý ở cấp chiến lược trong đó có chiến lược về chất lượng dịch vụ; chiến lược về thị phần vận tải; chiến lược về tối đa hóa lợi nhuận; …

71

Công nhân sửa chữa có tay nghề cao còn thiếu do chính sách đãi gộ của Công ty với đối tượng này chưa tốt lên không thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài và không giữ chân được thợ có tay nghề cao của công ty dẫn đến tình trạng thợ sửa chữa vào công ty như là nơi học việc, đến khi trưởng thành là chuyển ra ngoài.

Trình độ của của cán bộ lao động gián tiếp không theo kịp với thay đổi công nghệ, yêu cầu về quản lý, …

Công tác đào tạo, đào tạo lại của CTy CPXKHN hiện tại chưa hiệu quả.

4.3.2.2 Công nghệ hỗ trợ

Phần mềm mới phục vụ quản lý các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất là chính, phần mềm “tìm buýt” mới chỉ dừng ở mức độ hỗ trợ khách hàng tìm hiểu về tuyến buýt, lộ trình, các xe của các tuyến buýt chuẩn bị qua điểm dừng.

Phạm vi quản lý của phần mềm phần chính phục vụ khai thác buýt nội đô đối với các tuyến buýt trong hệ thống của Tổng công ty vận tải Hà Nội, chưa có độ bao phủ cho toàn bộ mạng lưới kể cả vận tải liên tỉnh và kế cận.

Các phần mềm chưa tích hợp dữ liệu với nhau và liên kết dữ liệu với các phần mềm khác như với điện thoại thông minh, dữ liệu về tình hình giao thông, ...

Phần mềm không được cập nhật tính năng theo kịp tốc độ thay đổi của ngành công nghệ như thanh toán trực tuyến, ...

Thiếu phần mềm quản lý: doanh thu trên tuyến theo từng phương tiện; thời gian chờ xe tại điểm dừng của khách; điểm đến, điểm đi và thời gian lữ hành của từng hành khách; …

4.3.2.3. Luồng tuyến vận tải

Tuyến buýt số 49 từ tháng 9 năm 2019 điều chỉnh và kéo dài lộ trình đầu B từ KĐT Mỹ Đình II về Nhổn (điểm trung chuyển) đã điều chỉnh lộ trình không đi qua phố Hàm Nghi lên không thể dừng đón trả khách tại cặp điểm

72

dừng cạnh Đơn nguyên 1 là nguyên nhân dẫn đến sản lượng vé tháng tuyến buýt số 49 giảm đáng kể được thể hiện rõ nhất là vé tháng xe buýt 1 tuyến 49 trong thời gian vừa qua.

Tần xuất chuyến lượt của tuyến buýt số 49 vào giờ cao điểm chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của HSSV: Quá tải vào giờ cao điểm.

Hiện tại đã có đơn kiến nghị của sinh viên về việc đề nghị điểu chỉnh lộ trình tuyến buýt số 49 đón trả khách tại cặp điểm dừng gần Đơn nguyên1.

Năm 2020: Ban quản lý Ký túc xá Mỹ Đình; Đại học Tài Nguyên và Môi trường đã có công văn kiến nghị về việc tăng tần xuất và điều chỉnh lộ trình tuyến buýt số 49.

3.3.2.4. Nhà chờ, điểm dừng đón trả khách

Điểm dừng đón trả khách tương đối thấp đặc biệt khả năng phục vụ nhóm đối tượng yếu thế như người khuyết tât, v.v…

Tuyến 49&51 cần được bổ sung 01 điểm dừng cạnh Đình Mai Dịch nhằm tạo thuộn lợi cho việc kết nối với các tuyến buýt như tuyến 35A, 53B, 46, 60A, 60B, 61, 64, 109.

Tuyến buýt số 49 cần bổ sung 02 điểm dừng tại đường Hàm Nghi nhằm tạo thuận lợi cho hơn 7 nghìn sinh viên lưu trú Khu nhà ở sinh viên Mỹ Đình II và nhân dân ở lân cận đi lại. Lý do:

 Đối tượng tham gia xe buýt là học sinh, sinh viên, người có thu nhập thấp và trung bình. Trong đó sinh viên chiếm tỷ lệ khoảng 73% nhu cầu đi lại theo khảo sát của nhà tư vấn MVA Asia Limited.

 Khu ký túc xá sinh viên Mỹ Đình II có công suất thiết kế hơn 7.000 chỗ ở cho học sinh sinh viên. Trong đó số lượng chỗ ở tại Đơn nguyên 1;2;3 vào khoảng 4.200 chỗ ở nếu sinh viên đi xe buýt ra điểm dừng Hàm Nghi trước cổng Đơn nguyên 1 gần hơn so với việc di chuyển ra điểm dừng Nguyễn Cơ Thạch hoặc điểm dừng Lê Đức Thọ.

73

 Đơn nguyên 1&2 thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội quản lý vận hành có công suất thiết kế 2.328 chỗ ở. Thực tế sinh viên ở tại Đơn nguyên 1&2: Sinh viên ĐHQGHN chiếm khoảng 75%; còn lại là sinh viên Đại học Thương Mại và các trường khác.

(Nguồn: Dữ liệu nghiệm thu sinh viên năm 2019 của BQL Ký túc xá Mỹ Đình)

+ Thời gian di chuyển bằng xe buýt từ điểm dừng Hàm Nghi (nơi ở) đến các trường Đại học (nơi học tập) rất thuận tiện: điểm dừng cạnh cổng trường Đại học Thương Mại khoảng 4 phút; đến điểm dừng cạnh cổng trường đại học thuộc nhóm trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, khoảng 8 phút, Học viện Báo trí Tuyên truyền khoảng 11 phút; Đại học Giao thông Vận tải khoảng 22 phút.

- Tuyến buýt số 51 cần bổ sung 01 cặp điểm dưng tại phố Lạc Trung nhằm tạo thuận cho việc kết nối với các tuyến buýt số 04; 43; 41 đặc biệt cho các học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu.

4.3.2.5. Phương tiện vận tải

Phương tiện vận tải của Công ty cổ phần luôn có hướng tụt hậu so với nhu cầu thị trường. Lý do: Các hãng sản xuất ô tô thay đổi chất lượng phương tiện, độ tiện nghi, … hàng ngày; khấu hao phương tiện lớn và kéo dài thời gian hơn sản phẩm thay thế phương tiện trên thị trường.

Chi phí khấu hao phương tiện lớn làm tăng giá thành sản phẩm dịch vụ vận tải và giảm hiệu quả kinh doanh.

Chất lượng phương tiện đầu tư và thay thế mới: Thực hiện theo quy định liên hạn phương của Nhà nước quy định; không thực hiện theo nhu cầu của khách hàng ở từng tuyến vận tải. Nguyên nhân làm hạn chế khả năng khai thác lợi thế phương tiên, tăng chi phí khấu hao phương tiện, ...

Trên 50% phương tiện có thời gian khai thác từ 5 năm đến 10 năm. Chất lượng phương tiện này cần điều chỉnh kịp thời theo nhu cầu của từng tuyến tại từng thời điểm.

74

4.4. Các giải pháp hoàn thiện công tác quả quản lý chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dịch vụ vận tải hành khách tại Công ty cổ phần xe khách Hà Nội trong đó trọng tâm là nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải nhằm đạt các mục tiêu chính sau:

Một là tăng lợi nhuận của doanh nghiệp: Nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực tốt, …. từ đó giúp doanh nghiệp tăng thị phần, tăng sản lượng, tăng doanh thu … và giảm chi phí.

Hai là nâng cao hiệu quả xã hội, cũng là giúp doanh nghiệp phát triển bền vững: Cung cấp cho xã hội sản phẩm dịch vụ vận tải chất lượng tốt, giá cả thấp từ đó thu hút khách hàng tham gia giao thông bằng phương tiện xe buýt góp phần làm giảm chi phí xã hội, giảm ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông, ….

Tác giả trân trọng đề xuất một số nhóm giải pháp sau:

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ vận tải hành khách tại công ty cổ phần xe khách hà nội (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)