Phân tích SWOT – Xác định bối cảnh của Công ty cổ phần xe khách Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ vận tải hành khách tại công ty cổ phần xe khách hà nội (Trang 75 - 79)

khốc liệt. Công ty cổ phần xe khách Hà Nội cần triển khai nhưng tiêu chí, yếu tố trọng tâm nào? Đó cũng chính là phần trọng tâm mà đề tài muốn đề cập

4.2. Phân tích SWOT – Xác định bối cảnh của Công ty cổ phần xe khách Hà Nội Hà Nội

Phân tích SWOT

Tích cực hoặc có lợi trong việc

đạt mục tiêu Tiêu cực hoặc gây hại trong việc đạt mục tiêu

Tác nhân bên trong (Sự thât, yếu tố phát sinh từ bên trong công ty) Điểm mạnh S

1. Doanh nghiệp có uy tín, kinh nghiệm trong vận tải hành khách. 2. Có cơ sở vật chất phục vụ dịch vụ vận tải hành khách ngày càng hiện đại.

3. Cán bộ, công nhân có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải.

4. Tiêu chí phục vụ, quy trình sản xuất, nội quy quy chế được xây dựng và thực hiện dựa theo tiêu chuẩn ISO.

5. Có uy tín trong cung cấp dịch vụ vận tải.

6. Quy mô vận tải hành khách công cộng ngày một lớn hơn. 7. Công ty có vị trí đắc địa.

8. Hệ thống phần mềm quản lý, điều hành ngày một hoàn thiện và hiệu quả. 9. Có sự hỗ trợ từ Tổng công ty vận tải Hà Nội. Điểm yếu W 1. Năng lực cán bộ quản lý còn yếu về mặt công nghệ và quản lý ở cấp chiến lược. 2. Cơ sở vật chất như phương tiện, trang thiết bị BDSC, cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật; … của công ty chưa theo kịp với thay đổi của xã hội.

3. Mức thu nhập của người lao động thấp so với mặt bằng chung.

4. Nguồn lực tài chính có nhiều hạn chế.

5. Người lao động chưa hiểu đúng và đầy đủ chiến lược, nội quy, quy định của Công ty. Tác nhân bên ngoài (Sự thât, yếu tố phát sinh từ môi trường bên Cơ hội O

1. Nhu cầu về VTHKCC của xã ngày một lớn hơn.

2. Chính sách của nhà nước ưu đãi cho các đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ VTHKCC.

Nguy cơ T

1. Xã hội yêu cầu về chất lượng dịch vụ vận tải ngày càng cao.

2. Cạnh tranh ngày một khốc liệt cả về Doanh nghiệp cùng

66

Phân tích SWOT

Tích cực hoặc có lợi trong việc

đạt mục tiêu Tiêu cực hoặc gây hại trong việc đạt mục tiêu

ngoài) 3. Chất lượng dịch vụ đầu vào như phương tiện, vật tư, phụ tùng, công nghệ, … của các nhà cung cấp ngày một tốt hơn.

4. Cônghệ hỗ trợ chất lượng phương tiện vận tải, … ngày càng hiện đại, tiện nghi hơn.

5. Nguồn vay tài chính ngày một thuận lợi hơn.

6. Chất lượng nguồn nhân lực của xã hội ngày một chất lượng hơn. 7. Trình độ dân trí ngày một cao .

hình thức vận tải và các loại hình vận tải cá nhân.

3. Quy định về quản lý vận tải của Nhà nước ngày càng chặt chẽ đặc biệt là về an toàn, bảo vệ môi trường, … 4. Khâu hao vô hình của phương tiện vân tải ngày một lớn hơn.

5. Chi phí cho một đơn vị lao động ngày một lớn hơn. 6. Quyết định của Nhà nước chậm cho sự thay đổi luồng tuyến, điểm dừng, … so với nhu cầu thực tế của xã hội và Doanh nghiệp.

Các cách kết hợp chiến lƣợc của S-W-O-T Mô hình kết hợp ( SO ) – Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng các cơ hội bên ngoài - Sử dụng các điểm mạnh S1, S2, S3, S4, S5, S6, S7, S8, S9 để tận dụng cơ hội O1, O2, O3, O4, O5, O6, O7: Chiến lƣợc phát triển thị phần VTHK và hiệu quản kinh doanh.

- Sử dụng các điểm mạnh từ S , S2, S , S4, S6 để tận dụng những cơ hội O1, O2, O3, O4: Chiến lƣợc mở mới các tuyến buýt.

- Sử dụng các điểm mạnh từ S , S2, S , S4, S5 để tận dụng những cơ hội O3, O4, O5, O7: Chiến lƣợc quản lý dịch vụ vận tải hành khách.

+ Giúp nâng cao chất lượng cơ sở vật chất để phục vụ hành khách. + Khả năng cung cấp dịch vụ nhanh hơn, kịp thời, an toàn, …

Mô hình kết hợp ( ST ) – Sử dụng các điểm mạnh để hạn chế và né tránh các mối đe dọa từ môi trường bên ngoài Sử dụng các điểm mạnh S , S2, S , S5, S6, S7, S8 để vƣợt qua đe dọa T1, T2, T3, T4, T5, T6: Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách.

+ Nâng cao được chất lượng dịch vụ vận tải hành khách sẽ giúp cho doanh nghiệp vượt qua được các nguy cơ.

+ Chất lượng dịch vụ vận tải giúp cho doanh nghiệp không những cạnh tranh được với các đối thủ trong cùng lĩnh vực vận tải mà còn giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh được cả với các loại hình vận tải khác trong tương lai.

Sử dụng các điểm mạnh S7, S8, S9 để vƣợt qua các đe dọa T2, T4, T5: Chiến lƣợc về công nghệ

67

Từ bảng phân tích SWOT phía trên cho thấy Công ty cổ phần xe khách Hà Nội chọn bước đột phá là “Chiến lược quản lý dịch vụ vận tải hành khách tại Công ty cổ phần xe khách Hà Nội” trong đó trọng tâm là quản lý chất lượng dịch vụ. Hoàn toàn phù hợp và có tính khả thi cao trong đó tập chung vào quản lý chất lượng. Vì có các lý do chủ yếu sau:

Chất lượng cao không đồng nghĩa với việc đòi hỏi chi phí lớn: Nếu với cách nhìn nhận mới về cơ chế tạo dựng nên chất lượng sản phẩm và vào các quá trình sản xuất sẽ giúp cho nhà quản lý nhận thấy không phải chất lượng cao hơn thì đòi hỏi chi phí lớn hơn. Điều quan trọng là phải hiểu chất lượng được tạo dựng những yếu tố và khâu nào nào trong quá trình sản xuất hiện đại. Trước hết chất lượng được hình thành từ giai đoạn thiết kế và được chuyển thành sản phẩm thông qua các quá trình sản xuất. Việc đầu tư nguồn lực vào giai đoạn nghiên cứu và triển khai sản phẩm sẽ đem lại những cải tiến đáng kể về chất lượng.

Nhấn mạnh, chất lượng không làm giảm năng suất: Quan niệm kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng được coi là biện pháp duy nhất của kiểm soát chất lượng. Khi việc kiểm tra gay gắt sẽ dẫn đến một số lượng lớn sản phẩm bị loại bỏ, thì ngày nay để khắc phục tình trạng này việc kiểm soát chất lượng chủ yếu là phòng ngừa trong giai đoạn thiết kế và chế tạo. Với phương châm là làm đúng ngay từ đầu. Việc nâng cao sản lượng, cũng như chất lượng sản phẩm là bổ sung cho nhau. Ngày nay năng suất không chỉ dừng ở số lượng mà còn là giá trị gia tăng mà khách hàng có được. Như vậy cải tiến về chất lượng nói chung sẽ đem lại năng suất cao hơn.

Chất lượng không chỉ là do người lao động trực tiếp: Các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển thường đổ lỗi chất lượng kém cho người công nhân (do ý thức, tập quán ...). Kết quả phân tích thấy rằng hơn 80% những sai sót xét cho cùng là do người quản lý. Người công nhân chỉ chịu trách nhiệm khi đã được trang bị nhưng vẫn để xẩy ra lỗi như:

68

Đã được công ty tổ chức đào tạo, lý giải kỹ về các thao tác sử dụng máy móc, thiết bị.

Đã được công ty hướng dẫn cho công nhân về điều gì cần phải làm.

Đã được công ty cung cấp đầy đủ các phương tiện kiểm tra, đánh giá các kết quả công việc, các phương tiện để điều chỉnh quá trình, thiết bị khi người công nhân thấy kết quả không đáp ứng yêu cầu.

Cải tiến chất lượng không phải đầu tư lớn, hầu hết chất lượng có thể được cải tiến đáng kể nhờ biết tạo ra nhận thức chung trong toàn thể cán bộ công nhân viên về việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng, nhờ tiêu chuẩn hoá các quá trình, đào tạo và đào tạo lại của công ty, cũng như củng cố kỷ luật lao động, kỹ thuật. Việc này không đòi hỏi phải chi phí lớn, đầu tư lớn mà chỉ cần làm việc có khoa học và có nề nếp làm việc tốt, quyết tâm, cam kết đối với chất lượng của hàng ngũ lãnh đạo. Điều này khẳng định nhà xưởng, máy móc thiết bị, .... là không thể đủ bảo đảm chất lượng cao.

Chất lượng được bảo đảm không đồng nghĩa với việc kiểm tra chặt chẽ: Đầu thế kỷ 20, xuất hiện lần đầu kiểm tra là hình thức kiểm soát chất lượng, khi đó hầu hết các nhà sản xuất nghĩ rằng chất lượng có thể được cải tiến là do kiểm tra chặt chẽ. Theo bản chất, công tác kiểm tra chỉ cóthể phân loại sản phẩm phù hợp với quy định hoặc không, hoạt động kiểm tra không thể cải tiến được chất lượng, hay nói một cách khác chất lượng không được tạo dựng từ công tác kiểm tra. Qua nghiên cứu và thông kê cho thấy 60 - 70% các khuyết tật được phát hiện từ khâu sản xuất là có liên quan trực tiếp đến những sai sót của khâu thiết kế, chuẩn bị sản phẩm, cung ứng. Lưu ý rằng, kiểm tra chất lượng không phải chỉ là hoạt động riêng phòng kiểm tra. Để có hiệu quả thì kiểm soát là công việc của mọi đơn vị, của người cung cấp và cũng cần có sự tham gia của khách hàng, đặc biệt là thông tin phản hồi mà doanh nghiệp nhận được.Tóm lại:Cần phải thay đổi chuyển biến mạnh mẽ về quan niệm nhận thức để xây dựng chiến lược và phương pháp quản lý tiên tiến, hoà nhập

69

với thông lệ Quốc tế, đồng thời phù hợp với từng đặc điểm quản lýcủa từng dân tộc, sẵn sàng bước vào cuộc cạnh tranh.

Quản lý tốt chất lượng dịch vụ vận tải hành khách giúp doanh nghiệp. - Ngoài việc tăng khả năng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, còn giúp doanh nghiệp khai thác được khách hàng tiềm năng trong tương lại khi khách hàng chuyển từ phương tiện cá nhân hoặc phương tiện khác sang sử dụng loại hình dịch vụ của Công ty cung cấp.

- Từ đó giúp doanh nghiệp tăng sản lượng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, …

4.3. Những thành tựu, hạn chế trong quản lý dịch vụ vận tải hành khách

Một phần của tài liệu Quản lý dịch vụ vận tải hành khách tại công ty cổ phần xe khách hà nội (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)