Kinh nghiệm quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Quốc Oai

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 51 - 53)

5. Kết cấu luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Quốc Oai

- Lập dự toán ngân sách xã

Lập dự toán đã được huyện quan tâm và từng bước thực hiện theo luật NSNN. Dự toán thu, chi NSX đã được tính toán, phân bổ theo mục lục NSNN, phù hợp với điều kiện phát triển, các mục tiêu kinh tế - xã hội mà cấp trên đặt ra. Công tác lập dự toán thu ngân sách đã được huyện phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, đội thu thuế tính toán khai thác hợp lý các khoản thu được hưởng 100% như thu phí, lệ phí, thu từ quỹ đất công ích và đất công, thu kết dư từ ngân sách năm trước,... đồng thời đã quán triệt mạnh mẽ các phòng ban, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân huyện trong việc xây dựng dự toán chi phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao đúng chế độ định mức tiêu chuẩn, nhất là các khoản chi thường xuyên như chi cho quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể. Qua đó, tạo cơ sở cho công tác điều hành NS của chính quyền huyện và sự kiểm soát chi của kho bạc Nhà nước. Hiện nay có thể thấy công tác lập dự toán tại

huyện Quốc Oai hầu hết đã đi vào nề nếp, công tác lập dự toán đã lập một cách khoa học và hợp lý phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Chấp hành dự toán ngân sách

Với dự toán ngân sách huyện được lập khoa học trong những năm qua, huyện Quốc Oai đã chủ động quản lý huy động nguồn thu và bố trí nhiệm vụ chi hợp lý cho phát triển kinh tế trên địa bàn, tiềm lực ngân sách huyện ngày càng được củng cố và tăng cường.

+ Đối với công tác thu ngân sách: huyện đã chủ động phối hợp với các cơ quan thu, các tổ chức đoàn thể tổ chức khai thác nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu được tốt hơn. Công tác thu đã đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời đúng thời hạn như với các khoản thu thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp... Bên cạnh đó cán bộ tài chính xã đã thực hiện công tác vận động các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp NSNN thực hiện các khoản thu nộp theo đúng chế độ quy định và hình thức thu phải có biên lai đã được quán triệt. Do đó, nguồn thu không những khai thác được một cách hiệu quả mà còn góp phần nuôi dưỡng nguồn thu trong các năm qua và các khoản thu 100% và các khoản thu theo tỷ lệ % hầu hết có số thu ổn định và đều tăng trong những năm qua giúp cho địa phương bố trí được nguồn vốn để tăng chi cho nhu cầu phát triển kinh tế.

+ Đối với công tác chi ngân sách: huyện đã sử dụng và chủ động quản lý và điều hành các khoản chi ngân sách trong tổng kinh phí được giao, chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức và hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao.Việc phân bổ các khoản chi trong thời gian qua trên địa bàn xã đã bước đầu nắm bắt phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn như với việc tăng các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản tạo một cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng nâng cao đời sống phù hợp với lợi ích mà nhân dân trong huyện mong đợi. Các khoản chi thường xuyên xã đã chú trọng phân bổ cho công tác dân quân tự vệ, sự nghiệp xã hội, hoạt động y tế ... để đáp ứng cho nhu cầu phát triển nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất cho nhân dân. Ngoài ra công tác kiểm tra, giám sát các khoản chi trong thời gian qua đã được cán bộ tài chính xã phối hợp với kho bạc Nhà nước đã được đẩy mạnh, nhất là các khoản chi đầy tư xây dựng cơ bản.

Công tác quyết toán trong thời gian qua đã được huyện thực hiện theo đúng chế độ do Bộ Tài chính quy định. Khác với trước kia công tác quyết toán hiện nay đã được chú trọng thực hiện việc quyết toán theo đúng mục lục NSNN, các nghiệp vụ thu chi đã được ghi chép đầy đủ, đúng chế độ. Như vậy có thể thấy công tác quyết toán đã bước đầu đi vào nề nếp như công tác lập dự toán và chấp hành dự toán đặt ra.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w