5. Kết cấu luận văn
2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để nghiên cứu, luận văn thực hiện thu thập dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu có sẵn mô tả tình hình thu, chi, quyết toán và kiểm soát NSNN cấp huyện. Dữ liệu thứ cấp có đặc điểm là được công bố nên độ tin cậy cao nếu xuất phát từ những cơ quan quản lý Nhà nước nhưng thiếu tính cập nhật. Độ trễ về thời gian do dữ liệu thứ cấp phải qua nhiều khâu, nhiều bước hình thành, kiểm định mới được công bố. Tuy nhiên, đối với luận văn nghiên cứu về quản lý NSNN, dữ liệu thứ cấp là phù hợp nhất để mô tả về vấn đề nghiên cứu.
Tổng quan nghiên cứu
Xác định vấn đề nghiên cứu
Xây dựng khung lý luận nghiên cứu
Phân tích thực trạng nghiên cứu
Đề xuất giải pháp, khuyến nghị
Để thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu, tác giả thực hiện các bước sau:
Thứ nhất, xác định dữ liệu cần có cho nghiên cứu. Đây là những dữ liệu liên quan đến quản lý NSNN cấp huyện bao gồm cả nghiên cứu lý luận và thực hiện, những số liệu mô tả về các hoạt động quản lý NSNN cấp huyện.
Thứ hai, xác định nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp. Nguồn dữ liệu được khai thác từ các báo cáo của Phòng Tài chính kế hoạch, quyết định của UBND huyện Thanh Oai về dự toán, quyết toán NSNN của huyện trong giai đoạn nghiên cứu. Ngoài ra, các nghiên cứu liên quan đến quản lý NSNN đã được công bố ở các tạp chí khoa học, sách chuyên khảo, sách giáo trình, luận văn, luận án đều là nguồn dữ liệu tham khảo mà tác giả cố gắng tìm kiếm, thu thập phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình. Các tài liệu công bố từ các nguồn tin cậy như từ các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế, Tổng Cục thống kê… cũng là nguồn tài liệu được khai thác cho việc nghiên cứu của luận văn.
Thứ ba, tiến hành thu thập dữ liệu. Tác giả đến UBND huyện Thanh Oai để liên hệ xin các báo cáo liên quan đến quản lý NSNN, tìm kiếm các công bố khoa học trên thư viện, internet…
Thứ tư, tiến hành nghiên cứu giá trị dữ liệu. Sau khi thu thập các dữ liệu, tác giả tiến hành phân loại và xử lý theo những cách khác nhau để có thể thực hiện nghiên cứu.
Các tài liệu định tính sẽ được tác giả tổng hợp, khái quát hoá, chọn lọc thông tin để phục vụ cho quá trình xây dựng khung lý luận, phân tích vấn đề.
Các số liệu định lượng sẽ được chọn lọc, thống kê, tính toán lại cho phù hợp với yêu cầu minh hoạ số liệu trong từng phần nghiên cứu.