Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành dự toán ngân sách nhà nước huyện

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 100 - 103)

5. Kết cấu luận văn

3.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành dự toán ngân sách nhà nước huyện

Chất lượng báo cáo quyết toán hàng năm của các đơn vị đã được nâng lên. Năm 2017, số đơn vị lập báo cáo quyết toán đúng mục lục ngân sách, biểu mẫu là 75 đơn vị, chiếm 67,56%. Năm 2018, số đơn vị nộp báo cáo quyết toán đúng tăng lên 81,98% và tiếp tục tăng vào năm 2019 lên 90,09%. Điều này chứng tỏ công tác lập báo cáp quyết toán đã được quan tâm hơn và cũng khẳng định trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý ngân sách đã được nâng cao.

Tuy nhiên, các nội dung phần lớn được quyết toán theo số cấp phát, nhiều khoản chi không thể kiểm soát được tính trung thực trong quá trình chi tiêu mà chủ yếu dựa trên cơ sở chứng từ chi do các ngành cung cấp. Hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách nhà nước chưa cao. Vai trò của các cơ quan kiểm toán trong sử dụng ngân sách nhà nước cho các chương trình, nhiệm vụ chưa cao. Do vậy, việc chi không đúng chế độ, chính sách (có thể thừa/thiếu) cho các đối tượng vẫn thường xuyên diễn ra hàng năm, dẫn đến tình trạng đơn thư, khiếu nại trong việc thực hiện chế độ, chính sách.

3.2.5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành dự toán ngân sách nhà nướchuyện Thanh Oai huyện Thanh Oai

Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của huyện Thanh Oai đã có những bước chuyển biến tích cực, để duy trì được việc giám sát, thanh tra, kiểm tra đúng quyền hạn và trách nhiệm. UBND huyện Thanh Oai đã thực hiện và đảm bảo theo những nguyên tắc sau:

+ Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra huyện đã dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan, đánh giá việc chấp hành pháp luật của các đối tượng thanh tra, kiểm tra, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật.

+ Trong quá trình kiểm tra, thanh tra huyện đã tuân thủ theo pháp luật, đảm bảo tính đúng đắn khách quan, công khai, dân chủ, khi kết luận vấn đề đã có chứng lý, không suy diễn.

+ Giám sát, kiểm tra, thanh tra đã thực hiện đúng quy trình do ngành đã quy định.

+ Trong khi giám sát, kiểm tra, thanh tra huyện Thanh Oai đã tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, phát huy dân chủ động viên tham gia cung cấp tài liệu, số liệu thông tin cho cơ quan quản lý.

+ Nghiêm cấm cán bộ làm công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra cố ý làm sai lệch nội dung vụ việc hoặc mở rộng nội dung, phạm vi thanh tra, kiểm tra; lợi dụng quyền hạn để sách nhiễu gây phiền hà cho đơn vị, bao che người vi phạm hoặc truy ép đơn vị trong việc giải trình, trả lời chất vấn.

Giám sát, kiểm tra, thanh tra có vai trò quan trọng giúp huyện Thanh Oai trong việc cải cách thủ tục hành chính cả về quy chế và tổ chức thực hiện. Thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra giúp giảm đến mức tối đa các thủ tục, quy chế không cần thiết gây phiền hà đến nhân dân và cơ quan quản lý NSNN.

Công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra trong QLNN nhà nước là rất quan trọng. Hàng năm UBND huyện Thanh Oai đều chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan chuyên môn trực thuộc quyền quản lý như: Phòng tài chính kế hoạch tiến hành kiểm tra thu, chi NSNN của các đơn vị phòng, ban và các trường học trực thuộc huyện quản lý; các xã, thị trấn trên địa bàn. Cơ quan thanh tra huyện lập kế hoạch và tiến hành thanh tra theo chuyên đề về chi đầu tư ở một vài dự án cụ thể hoặc thanh tra tổng thể tình hình thu, chi NSNN ở một số các xã, thị trấn. Chi cục thuế huyện, xã tăng cường kiểm tra các hoạt động thu NSNN ở các đơn vị, các doanh nghiệp thuộc quyền hoặc được ủy quyền quản lý, KBNN huyện thực hiện kiểm soát các khoản chi theo quy định, đồng thời phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước cấp trên tiến hành thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng NSNN các đơn vị dự toán thuộc huyện và các xã, thị trấn. Thanh tra theo đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân...Qua đó nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các vi phạm trong QLNS nhà nước nhằm mục tiêu phòng chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, chiếm dụng tiền của, tài sản của nhà nước bất hợp pháp.

Bảng 3.12: Các cuộc thành tra chấp hành luật NSNN huyện Thanh Oai

Nội dung 2017 2018 2019

Số cuộc thanh tra 107 123 156

Thu hồi ngân sách 32,8 tỷ đồng 35,1 tỷ đồng 45,6 tỷ đồng

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thanh Oai

Cụ thể, năm 2017, Thanh tra huyện Thanh Oai đã tiến hành 107 cuộc thanh tra về chấp hành luật ngân sách Nhà nước, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý kinh tế, việc miễn cấp bù thủy lợi phí... tại 17 đơn vị trên địa bàn, phát hiện ra 46 trường hợp vi phạm, thu hồi 32,8 tỷ đồng. Năm 2018, số vụ vi phạm giảm còn 45 vụ nhưng số tiền vi phạm thu hồi lại tăng là 35,1 tỷ đồng. Năm 2019, số vụ vi phạm đã tăng lên 53 vụ và thu hồi về NSNN là 45,6 tỷ đồng.

* Thanh tra, kiểm tra thực hiện thu NSNN

Tất cả các khoản thu phải được nộp vào NSNN và tài khoản tiền gửi hợp pháp khác tại Kho bạc và phải được Kho bạc kiểm soát nguồn thu, hướng dẫn đơn vị, địa phương hạch toán thu đúng mục lục ngân sách nhằm phản ảnh trung thực nguồn thu tại địa phương, đơn vị đó. Cuối mỗi tháng, KBNN cung cấp số liệu báo cáo thu gửi Chi cục Thuế và Phòng TC-KH đối chiếu số liệu, tổng hợp báo cáo Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND và UBND huyện để biết và có hướng chỉ đạo cho các tháng tiếp theo nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu trong năm đạt và vượt dự toán giao cả năm.

* Thanh tra, kiểm tra thực hiện chi NSNN

Trước khi tiến hành duyệt chi, cán bộ quản lý tiến hành rà soát, kiểm tra tính hợp lý của khoản chi, từ đó quyết định mức chi. Trong quá trình giải ngân, chủ tịch UBND huyện luôn theo dõi và trực tiếp đánh giá công tác chi; Vì vậy, hạn chế được tình trạng chi khống, tham ô, biển thủ của cán bộ địa phương, nhằm ngăn chặn việc dẫn đến thất thoát, lãng phí vốn NSNN.

Bên cạnh đó, trong quá trình kiểm tra, rà soát việc chi thường xuyên nếu phát hiện có sai sót, UBND huyện Thanh Oai chỉ đạo các xã, thị trấn triển khai tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp xử lý nhằm quy kết trách nhiệm nếu đó là do lỗi cố ý của cán bộ hoặc buộc phải nộp phạt, bồi thường nếu do những lỗi sơ ý. Nếu sai sót xuất phát từ trình độ chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc thì tiến hành xa thải, luân chuyển cán bộ quản lý xã theo đúng quy định của Nhà nước.

Cơ quan quản lý, kiểm soát chi cấp huyện là: Phòng tài chính kế hoạch và KBNN huyện. Chi thường xuyên đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự bằng hình thức thông báo dự toán: Căn cứ dự toán được UBND huyện giao từ đầu năm, nhiệm vụ chi

thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đơn vị lập dự toán chi kèm theo thuyết minh dự toán gửi Phòng tài chính kế hoạch thẩm tra. Nếu thống nhất dự toán chi do đơn vị lập thì cơ quan tài chính thông báo số thẩm tra dự toán gửi đơn vị và KBNN đồng thời nhập dự toán vào hệ thống thông tin quản lý Tabmis. Các khoản chi cấp phát bằng lệnh chi tiền như: chi an ninh, quốc phòng, khối Đảng, Hội đoàn thể, tổ chức, cá nhân theo quy định,... Cơ quan tài chính tiến hành kiểm tra mức kinh phí được giao dự toán đầu năm hoặc theo từng Quyết định chi trong năm, tùy theo tính chất của từng khoản chi mà có yêu cầu kiểm soát riêng.

Hình 3.8: Quy trình kiểm soát lệnh chi tiền tại cơ quan tài chính

Cơ quan Tài chính kiểm tra tính tuân thủ về các nội dung chi theo quy định (bố trí nguồn làm lương, chi tăng thu nhập, chi tiền thưởng,...), sau đó làm thủ tục ghi thu, ghi chi ngân sách. KBNN huyện với chức năng quản lý quỹ NSNN và kiểm soát việc chấp hành chế độ trong chi ngân sách, thực hiện công khai quy trình kiểm soát đối với chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của KBNN, theo quy định hiện hành tất cả các khoản chi phải được kiểm tra trong quá trình thanh toán tại KBNN. Trong thời gian qua công tác kiểm soát chi của KBNN đã dần đi vào nề nếp tuân thủ theo quy định của Bộ Tài chính, vì vậy đã thực hiện cơ bản khâu kiểm soát “trong” quá trình sử dụng kinh phí NSNN.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w