Tăng cường quản lý, bồi dưỡng, khai thác nguồn thu mới

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 112 - 114)

5. Kết cấu luận văn

4.2.2. Tăng cường quản lý, bồi dưỡng, khai thác nguồn thu mới

Chính quyền huyện Thanh Oai cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn cấp trên để quản lý chặt chẽ các nguồn thu trên địa bàn, theo dõi quản lý và đôn đốc thu nộp kịp thời vào Ngân sách Nhà nước theo tiến độ nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thu và thanh toán trực tiếp đến từng đối tượng phải nộp Ngân sách, thực hiện nghiêm túc chế độ chứng từ thu theo quy định của Bộ tài chính. Đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng tư vấn thuế ở thị trấn để làm tốt vai trò tham mưu cho chính quyền trong quá trình quản lý điều hành thực hiện dự toán thu Ngân sách thị trấn. Để hoàn thiện công tác quản lý thu NSNN tại huyện Thanh Oai trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp sau:

Về phân định nhiệm vụ tổ chức thu Ngân sách: cơ quan thuế trực tiếp thu các khoản: Thuế môn bài, thu chuyển quyền sử dụng đất; các khoản thu này cơ quan thuế

trực tiếp thu và viết biên lai thuế cho từng đối tượng nộp thuế, trực tiếp viết giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước.

Cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức thu hoặc uỷ quyền cho cán bộ uỷ nhiệm thu do UBND huyện giới thiệu tổ chức thu các khoản: thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất. Cán bộ chuyên quản thuế có trách nhiệm trực tiếp tổ chức quản lý thu, cán bộ uỷ nhiệm thu có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh theo hợp đồng đã ký với cơ quan thuế. UBND thị trấn chỉ đạo ban tài chính huyện phối hợp chặt chẽ với cán bộ chuyên quản thuế trong công tác quản lý đôn đốc tổ chức thu nộp và giám sát việc tổ chức thực hiện theo luật.

Bộ phận tài chính – kế toán thị trấn có nhiệm vụ tổ chức thu các khoản thu Ngân sách nhà nước cấp xã còn lại theo luật định. Đồng thời, thu trực tiếp của các đối tượng phải nộp Ngân sách, viết biên lai hoặc phiếu thu theo quy định đối với từng khoản thu cho từng đối tượng nộp và trực tiếp viết giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước, có nhiệm vụ thanh quyết toán biên lai với các cơ quan thuế.

Về thực hiện và quản lý các khoản thu Ngân sách thị trấn: đối với nguồn thu quỹ đất 5% và hoa lợi công sản hiện nay ở thị trấn đều có đất công, đầm, ao, hồ và những tài sản công khác trên địa bàn. UBND thị trấn phải căn cứ vào kết quả kiểm kê định kỳ xác định lại theo từng loại cho sát với thực tế bởi đây là nguồn thu ổn định lâu dài và chủ yếu nhất ở thị trấn. Luật Ngân sách Nhà nước quy định UBND thị trấn trực tiếp quản lý quỹ đất 5%, quỹ đất quốc gia công thổ, thị trấn phải có biện pháp tích cực tổ chức khai thác nguồn thu này, tăng thu cho Ngân sách. Nghiêm cấm bán quỹ đất 5%, đấu thầu dài hạn thu tiền trước nhiều năm làm cạn kiệt nguồn thu Ngân sách nhà nước các năm sau.

Đối với nguồn thu từ phí và lệ phí cần tổ chức thu tốt các loại phí và lệ phí như: chợ, lễ hội bến bãi... có biện pháp quản lý chặt chẽ và thực hiện đúng quy định của UBND thành phố Hà Nội về mức thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo chế độ hiện hành, đảm bảo chế độ thống nhất giữa các cơ quan liên quan.

Tại huyện Thanh Oai, nguồn thu từ thuế môn bài trên thực tế chưa được quản lý chặt chẽ nên vẫn thường xảy ra tình trạng trốn lậu thuế gây thất thu cho Ngân sách. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải tiến hành kiểm tra rà soát lại các hộ kinh doanh, qua đó buộc các hộ phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, thường xuyên kiểm tra kiểm

soát các hoạt động kinh doanh xem có thực hiện đúng cam kết không. Đồng thời phải có biện pháp xử lý thích đáng đối với những hộ cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế hoặc nợ đọng thuế kéo dài. Qua đó mà việc quản lý thuế môn bài được chặt chẽ và hiệu quả.

Đối với nguồn thu nhân dân đóng góp: Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, cho nên đây là khoản thu có ý nghĩa quan trọng nhằm huy động sức dân để xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương, phục vụ cho chính lợi ích của người dân là chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước tạo niềm tin trong nhân dân để nhân dân tự giác thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, tích cực tham gia đóng góp xây dựng kinh tế xã hội của địa phương. Để quản lý tốt khoản thu này cần phải xây dựng dự toán cụ thể đối với từng công trình, biện pháp tổ chức thực hiện, tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về mức đóng góp đối tượng thu, phương thức và thời gian thu. Quá trình thực hiện phải thành lập ban quản lý công trình, ban giám sát công trình do dân bàn và quyết định cử ra, có trách nhiệm giám sát toàn diện tất cả các mặt, các khâu của việc huy động quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, giám sát việc nghiệm thu và bàn giao quyết toán công trình.

Ngoài ra còn có một số khoản thu khác thì các cơ quan chức năng tổ chức thu phải thường xuyên phối kết hợp để huy động, khai thác triệt để bảo đảm nguồn thu cho Ngân sách thị trấn.

Đối với các hoạt động tài chính khác ở huyện: Những khoản đóng góp của nhân dân do khu dân cư, tổ dân phố đứng ra huy động và tổ chức thực hiện để sử dụng vào những mục đích nhất định có liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân sở tại: không phản ánh vào Ngân sách nhà nước thị trấn nhưng các tổ chức đứng ra huy động phải công khai kết quả thu và sử dụng. Các quỹ hợp pháp ngoài ngân sách ở thị trấn như quỹ từ thiện, quỹ phòng chống thiên tai, quỹ khuyến học khuyến tài... không phản ánh vào Ngân sách nhà nước thị trấn nhưng phải hạch toán và quản lý theo chế độ hiện hành, phải công khai với dân. Các quỹ trên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 112 - 114)