Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 70 - 78)

5. Kết cấu luận văn

3.2.1. Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước

3.2.1.1. Lập dự toán thu ngân sách

Nội dung thu ngân sách được quy định trong Nghị quyết số 13/2016/NQ- HĐND ngày 05/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội bao gồm:

- Các khoản thu 100%: Thuế tài nguyên từ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất; Lệ phí môn bài thu từ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ các doanh nghiệp, tổ chức, nông trường, trạm trại; Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích dưới 5000 m2 (nhỏ, lẻ, xen kẹt) không tiếp giáp với đường, phố và tiền đất khác; Tiền cho thuê đất, mặt nước (không kể thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí); Thu từ bán tài sản thuộc cấp huyện quản lý; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho quận, huyện, thị xã theo quy định của pháp luật; Các khoản phí, lệ phí (phần nộp ngân sách theo quy định) do các cơ quan, đơn vị thuộc quận, huyện, thị xã quản lý thu (không kể lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, phí bảo vệ môi trường); Các khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật (phần thuộc ngân sách nhà nước theo quy định) do cấp huyện thực hiện và quản lý; Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quận, huyện, thị xã xử lý; Huy động đóng góp theo quy định của pháp luật và đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân cho quận, huyện, thị xã; Thu kết dư ngân sách cấp quận, huyện, thị xã; Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc cấp huyện quản lý; Thu khác theo quy định của pháp luật

- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%):Thuế giá trị gia tăng thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu); Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí); Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, dịch vụ thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (không kể thuế TTĐB hàng nhập khẩu); Thuế thu nhập cá nhân giao quận, huyện, thị xã quản lý thu; Tiền sử dụng đất các dự án giao đất (ngoài dự án di dời theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg) và đấu giá quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích từ 5000 m2 trở lên hoặc đất dưới 5000 m2 tiếp giáp với đường, phố; Lệ phí trước bạ xe máy, ô tô, tàu thuyền và tài sản khác; Lệ phí trước bạ nhà đất.

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên và thu chuyển nguồn từ ngân sách quận, huyện, thị xã năm trước sang ngân sách năm sau (Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, 2016).

Việc lập dự toán thu ngân sách nhà nước ở huyện Thanh Oai thường được tiến hành bắt đầu từ tháng 7 và đến tháng 12 hàng năm, báo cáo dựa trên số giao thu của thành phố hướng dẫn các quận/huyện theo các sắc thuế.

Trong những năm qua, dự toán thu được lập căn cứ những quy định về phân cấp nguồn thu; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu; thực trạng thu ngân sách các năm trước; nhiệm vụ phát triển KT-XH,... do cơ quan có thẩm quyền thông báo. Căn cứ Luật NSNN và các văn bản của Chính Phủ, Bộ Tài chính, UBND thành phố Hà Nội nhằm thu đúng và đầy đủ các khoản thu. Tuy nhiên, trên thực tế dự toán thu hàng năm chủ yếu dựa trên cơ sở số thực hiện thu ngân sách năm trước và khả năng huy động các nguồn thu của địa phương.

Bảng 3.1: Dự toán cân đối ngân sách huyện Thanh Oai giai đoạn 2017 -2020

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung 2017 2018 2019 2020

Tổng nguồn thu NS

huyện 1.199.249 1.163.526 1.413.855 1.508.161

Thu NS huyện hưởng

theo phân cấp 254.572 282.495 463.970 466.305

Thu NS huyện hưởng

Thu NS huyện hưởng từ

các khoản thu phân chia 68.460 113.195 363.800 122.605

Thu bổ sung từ ngân

sách cấp trên 944.677 881.031 949.915 1.041.856

Thu bổ sung cân đối 715.097 715.097 718.338 718.338

Thu bổ sung có mục tiêu 229.580 165.934 231.577 323.518

Nguồn: UBND huyện Thanh Oai

Công tác lập dự toán của huyện phù hợp theo quy định của Luật NSNN. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng thu ngân sách huyện không được xác định theo công thức tăng đều như ở các huyện khác (thường tăng 5%) mà dựa trên thực tế khả năng thu ngân sách.

Dự toán cân đối ngân sách huyện Thanh Oai có sự biến động trong giai đoạn 2017 – 2020. Năm 2017, tổng nguồn thu ngân sách huyện trong dự toán cân đối ngân sách là 1.199 tỷ đồng, năm 2018 giảm còn 1.163 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2019 lại tăng lên là hơn 1.413 tỷ đồng và tiếp tục tăng năm 2015 là 1.508 tỷ đồng.

Có hai nguồn thu ngân sách chính trong cân đối ngân sách của huyện là nguồn thu ngân sách huyện hưởng theo phân cấp và thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Trong đó, phần lớn ngân sách của huyện là từ nguồn ngân sách cấp trên. Năm 2017, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tới 78,8% trong dự toán thu nhưng xu hướng giảm dần vào các năm sau. Năm 2018, tỷ lệ này chỉ còn 75,7%, năm 2019 là 67,2% và 2020 là 69,1%. Điều này cho thấy, huyện đã tăng dần được nguồn thu ngân sách chủ động. Có thể thấy năm 2019 và 2020, dự toán thu ngân sách huyện hưởng theo phân cấp đã tăng gần gấp đôi so với 2017 và 2018.

Tỷ lệ giữa thu ngân sách huyện hưởng 100% với thu ngân sách huyện hưởng từ các khoản thu phân chia cũng có sự khác biệt giữa các năm trong giai đoạn 2017 – 2020.

Dự toán thu NSNN của huyện Thanh Oai cũng có sự khác biệt giữa Thành phố giao và HĐND giao.

Bảng 3.2: Dự toán thu ngân sách nội địa huyện Thanh Oai giai đoạn 2017-2020

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung 2017 2018 2019 2020

Tổng thu NSNN TP giao 248.000 328.200 383.500 558.000

Tổng thu NSNN HĐND

NS huyện 222.860 270.179 638.096 681.701

NS xã 127.140 12.316 11.904 12.299

Nguồn: UBND huyện Thanh Oai

Dự toán ngân sách thu nội địa tăng dần qua các năm trong suốt giai đoạn 2017 – 2020. Năm 2017, tổng dự toán thu NSNN nội địa huyện Thanh Oai là 248 tỷ đồng thì đến năm 2018 đã tăng lên 328,2 tỷ đồng, năm 2019 tăng tiếp lên 383,5 tỷ và năm 2020 là 558 tỷ đồng. Kết quả tương tự đối với dự toán thu NSNN nội địa do HĐND giao. Tuy nhiên, mức giao của HĐND cao hơn nhiều. Năm 2017, mức giao của HĐND cao hơn 41,1% so với thành phố, năm 2018 cao hơn 37,1%, Đặc biệt năm 2019, tỷ lệ chênh lệch này lên tới 69,5% và năm 2020 thì chỉ cao hơn 22,4%.

Tổng thu NSNN địa phương thành phố giao thường thấp hơn do HĐND giao vì HĐND huyện nắm bắt rõ nhất tình hình phát triển kinh tế và điều kiện địa phương nên việc tính toán lập dự toán sẽ sát hơn. Còn dự toán của thành phố giao cho huyện phụ thuộc dự toán tổng thể của Hà Nội, kết quả thu ngân sách thực tế những năm trước và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Dự toán của thành phố giao thường được tính toán dựa trên pháp lệnh quy định nhiều hơn là thực tế.

Bảng 3.3: Dự toán thu ngân sách địa phương huyện Thanh Oai giai đoạn 2018-2020 Đơn vị: triệu đồng Nội dung 2018 2019 2020 Tổng thu NSNN thành phố giao 1.041.726 1.147.385 1.372.161 Tổng thu NSNN HĐND giao 1.163.526 1.413.885 1.508.161 NS huyện 1.021.524 1.256.333 1.248.638 NS xã 142.002 157.552 259.522

Nguồn: UBND huyện Thanh Oai

Xem xét dự toán thu NSNN địa phương của huyện Thanh Oai thì cũng có hiện tượng tương tự giữa dự toán thu NSNN do thành phố giao và HĐND giao.

Năm 2018, tổng thu NSNN thành phố giao là 1.041 tỷ đồng thì đến năm 2019 đã tăng lên là 1.147 tỷ và tiếp tục tăng vào năm 2020 là 1.372 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức chênh lệnh giữa tổng thu NSNN do thành phố giao và HĐND giao có tỷ lệ nhỏ hơn so với dự toán thu ngân sách nội địa.

Sự chênh lệch giao dự toán thu ngân sách địa phương giữa thành phố và HĐND năm 2018 chỉ có 11,7%, cao hơn vào năm 2018 là 23,2% nhưng lại thấp hơn nhiều vào năm 2020 là 9,9%.

Phân tích kỹ hơn nội dung chi tiết của dự toán thu NSNN huyện Thanh Oai, minh hoạ bằng dự toán thu NSNN năm 2020, có thể thấy dự toán thu nội địa do thành phố giao được xác định là 558 tỷ đồng nhưng dự toán thu nội địa do HĐND giao là 694 tỷ đồng (tăng 24,4%). Trong đó, ngân sách huyện được giao là 681.701 triệu đồng và chỉ có 12.299 triệu đồng là ngân sách xã. Sự khác biệt giữa dự toán thành phố giao và dự toán HĐND giao là ở khoản thu tiền sử dụng đất.

Bảng 3.4: Chi tiết dự toán thu ngân sách nhà nước huyện Thanh Oai năm 2020

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung Dự toán thuTP giao Dự toán thuHĐND giao NS huyện NS xã Tổng thu NSNN trên địa

bàn 558.000 694.000 681.701 12.299

Thu nội địa 558.000 694.000 681.701 12.299

Thu thuế công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc

doanh

267.800 267.800 267.800

Lệ phí trước bạ 68.300 68.300 66.000 2.300

Thuế sử dụng đất phi nông

nghiệp 6.200 6.200 6.200

Thuế thu nhập cá nhân 17.000 17.000 17.000

Thu phí, lệ phí 5.300 5.300 4.530 770

Tiền thuê mặt đất, mặt

nước 16.000 16.000 16.000

Tiền sử dụng đất 166.000 302.000 302.000

Thu từ quỹ đất công ích,

hoa lợi công sản 2.400 2.400 2.400

Thu NS khác 9.000 9.000 8.371 629

Nguồn: UBND huyện Thanh Oai

Khoản dự toán thu lớn nhất là tiền sử dụng đất trong sự toán thu HĐND giao (chiếm 43,5%). Tiếp theo là thuế công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh (chiếm 38,6%), thuế phí trước bạ chiếm 9,8%. Các khoản thu khác đều nhỏ.

Dự toán ngân sách cho các xã cũng nhỏ hơn nhiều trong tổng thu NSNN của huyện Thanh Oai (chiếm khoản 1,8%).

Có thể thấy, dự toán thu NSNN của huyện Thanh Oai được lập đầy đủ theo quy định. Năm 2017 và 2018, các khoản mục trong dự toán có sự khác biệt nhưng đến năm 2019 và 2020 đã có sự thống nhất về biểu mẫu. Điều này giúp cho việc theo dõi, tính toán, phân tích, thống kê dự toán dễ dàng hơn.

3.2.1.2. Lập dự toán chi ngân sách

Dự toán cho các khoản chi ngân sách nhà nước của huyện Thanh Oai bao gồm: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và dự phòng ngân sách, chi tạo nguồn điều chỉnh tiền lương, chi cho chương trình mục tiêu.

Chi ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo các mục tiêu cơ bản của chính quyền huyện như đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo an sinh xã hội, sự nghiệp kinh tế, giáo dục đào tạo, y tế, giao thông,... duy trì hoạt động của các cơ quan, các tổ chức đoàn thể của địa phương và chi cho đầu tư phát triển.

Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Oai trong những năm qua đã có những sự chuyển biến tích cực, dự toán chi luôn bám sát vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo tính ổn định ngân sách, phù hợp các khoản thu trên địa bàn. Cơ sở xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Oai theo số cán bộ thực tế; các hoạt động chi thường xuyên của ngành và nhu cầu đầu tư một số công trình theo phân cấp.

Tuy nhiên, công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước cấp xã chưa có sự thảo luận dự toán giữa phòng Tài chính – Kế hoạch huyện với UBND. Tổng dự toán chi ngân sách nhà nước cấp xã hàng năm chủ yếu do phòng Tài chính – Kế hoạch chủ động tính toán dựa trên các thông tin thu thập từ các báo cáo cung cấp (hệ số lương, dân số, chế độ, chính sách,...) do vậy trong dự toán chi ngân sách nhà nước của huyện Thanh Oai chưa có yếu tố đặc thù của địa phương.

Chi ngân sách huyện có xu hướng tăng lên từ 2018 – 2020. Năm 2018, dự toán chi NSNN ở huyện Thanh Oai là 1.163 tỷ đồng, đến năm 2019 là khoảng 1413 tỷ và tăng lên 1508 tỷ đồng vào năm 2020. Phần lớn dự toán chi vào tổng chi cân đối NS

huyện. Chi cho các chương trình mục tiêu chỉ chiếm phần nhỏ (khoảng hơn 14% trong giai đoạn 2017 – 2019 và cao hơn một chút vào năm 2020 là 21,5%)

Mỗi năm, ưu tiên chi ngân sách cho các khoản mục được xác định khác nhau. Chi đầu tư phát triển năm 2017 là 550 tỷ đồng nhưng lại giảm mạnh vào năm 2018 chỉ còn 262 tỷ đồng, sau đó có tăng lên 422 tỷ đồng vào năm 2019 và lại giảm xuống còn 396,8 tỷ đồng vào năm 2020.

Bảng 3.5: Dự toán chi ngân sách huyện Thanh Oai giai đoạn 2017 – 2020

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung 2017 2018 2019 2020

Tổng chi NS huyện 1.425.878 1.163.526 1.413.855 1.508.161

Tổng chi cân đối NS

huyện 1.215.004 997.592 1.182.308 1184643

Chi đầu tư phát triển 550.646 262.800 422.200 396.800

Chi thường xuyên 661.610 697.979 707.908 722.301

Chi sự nghiệp GD-ĐT và

dạy nghề 348.264 324.767 329.729 337.757

Chi sự nghiệp y tế, dân số

và gia đình 6.400 8.749 2.332 2.332

Chi sự nghiệp văn hoá

thông tin 8.129 10.783 11.284 10.722

Chi sự nghiệp phát thanh,

truyền hình 200 3.187 3.187 3.187

Chi sự nghiệp TDTT và du

lịch 192 2.010 2.410 2.410

Chi sự nghiệp môi trường 24.762 28.291 29.167 29.167

Chi sự nghiệp kinh tế 55.149 44.027 43.627 47.143

Chi quản lý hành chính,

đảng đoàn thể 61.711 129.118 135.707 138.159

Chi an ninh, quốc phòng 8.807 26.097 26.097 19.959

Chi đảm bảo xã hội 97.036 99.151 98.551 96.039

Chi khác 50.953 8.355 9.104 16.180

Mua sắm, sửa chữa 15.444 16.713 18.625

Dự phòng ngân sách 2.748 21.895 29.595 27.319

Chi tạo nguồn, điều chỉnh

Chi các chương trình

mục tiêu 210.874 165.934 231.577 323.518

Chi các chương trình mục

tiêu quốc gia 64.321 73.900 69.100

Chi các chương trình mục

tiêu, nhiệm vụ 146.553 165.934 157.677 254.418

Nguồn: UBND huyện Thanh Oai

Theo quy định của Nghị quyết 13/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, chi ngân sách là chi thường xuyên bao gồm: chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạy nghề, chi sự nghiệp y tế, dân số, gia đình; Chi sự nghiệp văn hoá thông tin; Chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình; Chi sự nghiệp TDTT và du lịch; Chi sự nghiệp môi trường; Chi sự nghiệp kinh tế; Chi quản lý hành chính, đảng đoàn thể; Chi an ninh, quốc phòng; Chi đảm bảo xã hội; Chi khác và mua sắm, sửa chữa (Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, 2016).

Huyện Thanh Oai dành nhiều ngân sách cho chi sự nghiệp giáo dục đào tạo cho giai đoạn 2017 – 2020. Tiếp đó là chi đảm bảo xã hội và quản lý hành chính Đảng đoàn thể. Riêng chi cho các chương trình mục tiêu thường sử dụng nguồn thu cấp từ thành phố xuống.

Nhìn chung, công tác lập dự toán thu, chi ngân sách huyện Thanh Oai đã thực hiện đúng quy trình theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Tuy nhiên, chất lượng lập dự toán chưa cao, chưa đánh giá đúng tình hình thực hiện năm trước và xác định nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán hàng năm nhằm tìm ra nguyên nhân để khắc phục cho công tác lập dự toán các năm tiếp theo. Hơn nữa, theo quy định thời gian lập dự toán đối với các cơ quan, đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn được thực hiện vào tháng 6 hàng năm; vì vậy có một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa hình dung rõ các nhiệm vụ chi cho năm sau, nhất là những nhiệm vụ phải triển khai theo các văn bản chỉ đạo và chế độ bổ sung của Chính Phủ và các ngành cấp trên được ban hành sau thời gian lập dự toán dẫn đến công tác lập dự toán chưa xác thực tế, trong năm thực hiện thường phá vỡ dự toán giao đầu năm. Ngoài ra, do trình độ chuyên

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w