Quản lý, sử dụng hiệu quả các khoản chi ngân sách

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 114 - 118)

5. Kết cấu luận văn

4.2.3. Quản lý, sử dụng hiệu quả các khoản chi ngân sách

Nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư là yêu cầu cấp bách trong điều kiện hiện nay. Để nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tư cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, việc xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm phải tuân thủ chặt chẽ những quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Việc bố trí danh mục dự án chuẩn bị đầu tư, dự án quy hoạch, chuẩn bị thực hiện, thực hiện đầu tư phải tuân thủ chặc chẽ các điều kiện để được ghi vốn; cơ cấu vốn đầu tư phải đảm bảo định hướng phát triển KT-XH của địa phương, không bố trí dàn trải, bố trí vượt quá khả năng cân đối của ngân sách huyện. Ưu tiên bố trí vốn các công trình chuyển tiếp, các công trình đã được phê duyệt quyết toán còn thiếu vốn trên địa bàn.

Thứ hai, các bộ phận quản lý đầu tư huyện Thanh Oai cần tập trung rà soát đánh giá hiệu quả đầu tư ở giai đọan vừa qua, nhất là đánh giá các công trình thuộc các chương trình KT-XH như: chương trình nâng cấp hệ thống mương nước. Từ đó khắc phục những tồn tại, loại bỏ những dự án, công trình xét thấy đầu tư không hiệu quả để tránh lãng phí.

Thứ ba, tập trung chấn chỉnh và nâng cao chất lượng các đơn vị thực hiện công tác tư vấn trong tất cả các khâu: lập dự án, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, lập thiết kế dự toán, thẩm định, giám sát kỹ thuật thi công.

Thứ tư, nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án của huyện. Để tránh lãng phí trong đầu tư khâu đầu tiên cần phải chú ý đó là xác định chính xác nhu cầu đầu tư, các chủ đầu tư cần xác định rõ nội dung, mục tiêu, quy mô đầu tư để tránh tình trạng gặp vướng mắt khi triển khai, kéo dài thời gian, gây lãng phí, muốn vậy phải nâng cao năng lực của người đề xuất đầu tư, cơ quan thẩm định đề xuất đó và người quyết định đầu tư.

Thứ năm, nâng cao năng lực của các Ban quản lý dự án và các Chủ đầu tư để đảm đương được nhiệm vụ. Muốn thực hiện được điều này thì các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện có thẩm quyền phải thường xuyên giám sát kiểm tra hoạt động của các Ban quản lý dự án và các chủ đầu tư, nâng cao chất lượng công tác kiểm toán tại BQLDA góp phần tăng hiệu quả hoạt động chi NSNN trên địa bàn.

Thứ sáu, chấp hành nghiêm túc luật đấu thầu đã được Quốc hội thông qua và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đối với các công trình có giá trị xây lắp trên một tỷ

đồng cần thực hiện đấu thầu rộng rãi. Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, trong công tác đấu thầu phải thể hiện được nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng, xử lý nghiêm các trường hợp thông thầu. Công tác này giúp lựa chọn ra đối tác thi công phù hợp, tiết kiệm chi phí đầu tư.

Thứ bảy, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi của KBNN huyện Thanh Oai thông qua việc kiểm tra chặt chẽ các hồ sơ thanh toán của chủ đầu tư, tuân thủ các chế độ, định mức chi phí của nhà nước đã quy định cho các loại chi phí trong xây dựng, trong đó đặc biệt chú ý là việc thanh toán chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí xây lắp và các chi phí khác, cần lưu ý tính chính xác của số liệu cấp phát thanh toán để tránh tình trạng phải thu hồi khi duyệt quyết toán. Tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư của cơ quan tài chính, kiên quyết đưa ra khỏi giá trị quyết toán những khoản chi không đúng chế độ quy định, không đảm bảo hồ sơ thủ tục.

Thứ tám, thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác đầu tư và xây dựng trên địa bàn huyện Thanh Oai để kịp thời phát hiện sai phạm, cần tham mưu người có thẩm quyền xử lý kiên quyết những sai phạm qua thanh tra, kiểm tra, tiến hành thu hồi nộp vào ngân sách các khoản tiền vi phạm. Công tác này nhằm hạn chế những vi phạm tài chính, tham ô, tham nhũng, thất toán vốn đầu tư của NSNN.

Thứ chín, thực hiện nghiêm túc việc công khai trên lĩnh vực XDCB theo quy định, trong đó cần chú ý hình thức và nội dung công khai, nhất là việc công khai các công trình có vận động nhân dân đóng góp ở các địa phương; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát của các Đoàn thể cũng như nhân dân trong việc thực hiện các công trình XDCB trên địa bàn.

Thứ mười, thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng đảm bảo cả 2 tiêu chuẩn: nhanh gọn về thời gian và công khai về giá cả đền bù nhằm hạn chế những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt dẫn đến dự án thi công chậm trễ gây tốn kém chi phí đầu tư.

4.3.2.2. Đối với chi thường xuyên và chi khác

Thứ nhất, mọi nhu cầu chi thường xuyên dự kiến cho năm kế hoạch phải được xác định trong dự toán kinh phí và phải được xét duyệt của các cơ quan có thẩm

quyền. Nâng cao chất lượng công tác lập, quyết định và phân bổ dự toán ngân sách của các đơn vị thụ hưởng ngân sách, cơ quan tài chính, HĐND và UBND huyện.

Thứ hai, cơ quan quản lý chi NSNN huyện cần phải thường xuyên tiến hành soát xét lại hệ thống các định mức sử dụng ngân sách hiện hành, kiến nghị với thành phố và Bộ Tài chính xóa bỏ những văn bản chế độ đã lỗi thời không phù hợp với thực tế, ban hành các định mức, chế độ tài chính mới. Huyện Thanh Oai không được tự ý đặt ra các chế độ định mức chi tiêu cho riêng mình mà phải chấp hành và phục tùng tuyệt đối theo chế độ định mức của Nhà nước và của thành phố ban hành. Việc xác định các định mức chi thường xuyên bao gồm các khoản cần phải được định rõ mức chi tiêu. Định mức chi tiêu này đòi hỏi phải dựa trên cơ sở mức chi tiêu của thành phố Hà Nội và của Nhà nước để từ đó xây dựng mức chi tiêu phù hợp với đặc điểm bộ máy tổ chức hành chính trên địa bàn.

Thứ ba, thực hiện nghiêm quy định của luật phòng chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và các văn bản dưới luật, đặc biệt là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí do Chính Phủ, UBND thành phố Hà Nội và huyện Thanh Oai ban hành. Phải tạo bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức đi đến hành động của từng đơn vị, từng cán bộ công chức trong công tác này. Trước mắt thực hiện tiết kiệm giảm ngay các khoản chi hành chính chưa cần thiết còn mang tính phô trương, hình thức như chi cho tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, ngày thành lập, chi liên hoan gặp mặt cuối năm, chi tiếp khách, tham quan... Thực hiện nghiêm quy định của Nhà nước trong việc mua sắm trang thiết bị phương tiện làm việc trong các cơ quan hành chính, thị trấn cần nghiên cứu ban hành quy định liên quan đến lĩnh vực này nhằm tăng cường phân cấp cho các đơn vị đi đôi với tăng cường trách nhiệm. Nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi thường xuyên của NSNN, sử dụng tài sản công.

Thứ tư, tăng cường thực hiện chương trình cải cách hành chính của thị trấn, rà soát sắp xếp lại bộ máy QLNN của toàn thị trấn theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, bỏ trung gian để nâng cao hiệu lực quản lý đồng thời giảm chi thường xuyên NSNN huyện Thanh Oai.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w