5. Kết cấu luận văn
3.2.4. Công tác quyết toán ngân sách nhà nước
Quyết toán ngân sách là việc phân tích kết quả thực hiện của một năm ngân sách nhằm cung cấp thông tin tài chính; đánh giá công tác quản lý, điều hành thu, chi ngân sách trong năm đồng thời rút kinh nghiệm cho những năm đến. Sau khi thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN trong năm, Bộ Tài chính, UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn khóa sổ và quyết toán NSNN để làm cơ sở cho các đơn vị thống nhất thực hiện khóa sổ và lập báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.
UBND các xã, thị trấn lập báo cáo quyết toán ngân xã và các cơ quan, đơn vị dự toán cấp huyện lập báo cáo quyết toán ngân sách của mình gửi Phòng Tài chính kế hoạch huyện tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN huyện; Phòng Tài chính kế hoạch là cơ quan tổng hợp và lập báo cáo quyết toán NSNN huyện trình UBND huyện ký báo cáo quyết toán NSNN báo cáo HĐND huyện vào kỳ họp gần nhất và gửi Sở Tài chính tổng hợp quyết toán NSNN tỉnh, báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ báo cáo Quốc hội đúng quy định Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn.
* Đối với các khoản thu ngân sách
Vào thời điểm cuối năm, các cơ quan thu và UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của chứng từ, rà soát kiểm tra các khoản thu trong năm, kiểm tra đối chiếu chứng từ thu tiền từ nhân dân và giấy nộp tiền vào ngân sách; nộp tiền vào tài khoản tiền gửi hợp pháp khác mở tại Kho bạc qua xác nhận của KBNN; kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu tạm ứng với các đối tượng, sau đó lập và kiểm tra hệ thống các các bảng biểu, số liệu trong báo cáo để trình thủ trưởng đơn vị ký đối chiếu số liệu, gửi Phòng Tài chính kế hoạch huyện để tổng hợp báo cáo UBND huyện.
Phòng Tài chính kế hoạch có trách nhiệm tổng hợp báo cáo quyết toán do các xã, thị trấn thuộc cấp mình quản lý.
Các khoản thu ngân sách nhà nước cấp huyện được hạch toán đầy đủ qua Kho bạc nhà nước, cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguồn thu, đối tượng nộp. Số thu ngân sách nhà nước là số thực nộp và đã hạch toán thu NSNN qua kho bạc, được đối
chiếu thường xuyên với Kho bạc Nhà nước huyện, lập báo cáo theo MLNS nhà nước và thể hiện đúng các nội dung kinh tế; báo cáo quyết toán được lập đầy đủ, thuyết minh nguyên nhân tăng/giảm so với dự toán.
* Đối với các khoản chi ngân sách
Đối với các đơn vị quan hệ ngân sách: là đơn vị trực tiếp chi tiêu và thực hiện công tác tài chính kế toán, vì vậy đây là quá trình tự kiểm tra, kiểm soát của bộ phận kế toán và người chuẩn chi đối với các khoản chi tiêu, sổ sách, biểu mẫu và hạch toán kế toán trong một năm. Cuối năm, tiến hành rà soát, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của chứng từ, hoàn các khoản tạm ứng của NSNN, thanh toán dứt điểm các khoản tồn đọng và thực hiện khóa sổ quyết toán, đối chiếu với KBNN, rà soát kiểm tra các khoản chi mua sắm, sửa chữa còn dở dang chưa thanh toán để xin cấp có thẩm quyền chuyển nguồn sang năm sau, kiểm kê quỹ tiền măt, đối chiếu tạm ứng với các đối tượng, sau đó lập và kiểm tra hệ thống các các bảng biểu, số liệu trong báo cáo để trình thủ trưởng đơn vị ký, gửi đơn vị dự toán cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp.
Theo quy định báo cáo quyết toán gồm có báo cáo bằng số liệu gồm các báo cáo tổng hợp, chi tiết về tình hình thực hiện dự toán ngân sách và thuyết minh báo cáo quyết toán nhằm phân tích những nguyên nhân tăng, giảm theo dự toán, hoặc những nội dung theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp, đánh giá.
Đối với cơ quan Tài chính: Phòng tài chính kế hoạch trong khi tổng hợp số liệu quyết toán có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, khớp đúng giữa số liệu và các thông báo xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị cấp dưới, số tiền và chương, loại, khoản, mục trên quyết toán phải phù hợp với số tiền thực rút tại KBNN trong năm, kiểm tra một số nội dung khác có liên quan như, trích 40% thu sự nghiệp, thu học phí và 35% thu viện phí để tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương, việc trích quỹ bình ổn thu nhập, trích quỹ phát triển sự nghiệp, chi tăng thu nhập của các đơn vị được giao quyền tự chủ tài chính, kiểm tra về trình tự, thủ tục các khoản chi sửa chữa, mua sắm. Đối với các đơn vị tự chủ tài chính thì tập trung kiểm tra kỹ ở phần kinh phí không giao tự chủ nhằm ngăn ngừa tình trạng đơn vị sử dụng kinh phí này để chi cho các nội dung tự chủ, hoặc tăng thu nhập.
Đối với UBND và HĐND các cấp: Trên cơ sở báo cáo quyết toán do cơ quan tài chính trình UBND xem xét ký và gửi cơ quan Tài chính cấp trên và Hội đồng nhân dân
cùng cấp. Ban kinh tế xã hội làm việc với cơ quan tài chính để thẩm định quyết toán chi ngân sách huyện, trong đó tập trung trọng tâm là các khoản chi vượt dự toán theo Nghị quyết HĐND giao đầu năm, việc sử dụng nguồn tăng thu, nguồn dự phòng chi, phần kinh phí chuyển nguồn sang năm sau,... đồng thời kiểm tra việc thực hiện kết luận của thanh tra, kiểm toán, trên cơ sở đó lập báo cáo thẩm định trình Thường trực HĐND để báo cáo tại kỳ họp HĐND để thông qua.
Trong những năm qua, quyết toán của cơ quan tài chính lập gửi HĐND thường thuyết minh sơ sài, chưa phân tích cụ thể các chỉ tiêu, báo cáo quyết toán đơn thuần chỉ phản ảnh số liệu báo cáo quyết toán vì vậy rất khó khăn cho công tác thẩm định quyết toán của HĐND, thiếu đánh giá các nguyên nhân tăng hoặc giảm nguồn thu như vậy chưa thể đưa ra giải pháp tăng thu phù hợp.
Chi ngân sách nhà nước được kế toán huyện thực hiện đối chiếu thường xuyên tại với Kho bạc nhà nước nên số quyết toán cơ bản chính xác, phản ánh đầy đủ các nghiệm vụ kinh tế phát sinh. Hệ thống biểu mẫu, thuyết minh được lập đúng theo quy định của Bộ Tài chính. Sau khi được HĐND huyện phê chuẩn, quyết toán ngân sách nhà nước được công bố công khai theo Thông tư 61/2017/TT-BTC ngày 15/06/2017 của Bộ Tài chính.
Bảng 3.10: Tình hình nộp báo cáo quyết toán ở huyện Thanh Oai
Năm
Số đơn vị báo cáo quyết toán
Nộp báo cáo quyết toán đúng thời hạn
Nộp báo cáo quyết toán không đúng thời hạn Số đơn vị Tỷ trọng % Số đơn vị Tỷ trọng %
2017 111 87 78,38 24 21,62
2018 111 92 82,9 19 17,1
2019 111 102 91,9 9 8,1
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thanh Oai
Việc nộp báo cáo quyết toán hàng năm của các đơn vị trong huyện năm sau tốt hơn năm trước cho thấy việc lập báo cáo quyết toán đã được chú trọng hơn. Năm 2017 có 87 đơn vị nộp báo cáo đúng thời hạn, chiếm 78,38%. Đến năm 2018, số đơn vị nộp đúng thời hạn đã tăng lên là 92, chiếm 82,9%. Năm 2019, con số này được cải thiện rõ rệt, chỉ còn 8,1% số đơn vị chậm nộp báo cáo quyết toán.
Bảng 3.11: Chất lượng lập báo cáo quyết toán NSNN
báo cáo quyết
toán
đúng mục lục, biểu mẫu đúng mục lục, biểu mẫu Số đơn vị Tỷ trọng % Số đơn vị Tỷ trọng %
2017 111 75 67,56 36 32,44
2018 111 91 81,98 20 18,01
2019 111 100 90,09 11 9,91