5. Kết cấu luận văn
3.1.3. Hệ thống quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Oai
Hàng năm, vào đầu quý III của năm báo cáo, căn cứ vào Chỉ thị của Chính phủ; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính; UBND thành phố Hà Nội thông báo số kiểm tra và giao cho Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế thông báo số dự kiến dự toán và hướng dẫn huyện lập dự toán ngân sách cho địa phương mình. UBND huyện Thanh Oai chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, các phòng, ban và UBND các xã, thị trấn lập dự toán thu, chi ngân sách. Phòng TC-KH huyện là cơ quan tham mưu trong công tác lập và phân bổ dự toán trên địa bàn huyện.
Hệ thống quản lý NSNN ở huyện Thanh Oai được tổ chức như sau:
3.1.3.1. Phòng Tài chính kế hoạch huyện Thanh Oai
Phòng TC-KH thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch kinh tế xã hội và đầu tư, trình UBND huyện và Sở Kế hoạch - Đầu tư thành phố Hà Nội, xây dựng các văn bản hướng dẫn về công tác kế hoạch kinh tế - xã hội và tổ chức triển khai thực hiện theo các quy định của UBND huyện và Sở Kế hoạch – Đầu tư; tổng hợp các báo cáo đầu tư…
Đối với nhiệm vụ quản lý NSNN, Phòng TC-KH là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp UBND huyện quản lý về tài chính từ khâu lập, chấp hành, quyết toán, quản lý về giá cả; xây dựng kế hoạch dự toán thu chi ngân sách hàng năm và 5 năm, tổ chức phân phối, đôn đốc tài chính theo phân cấp quản lý NSNN.
Phòng TC-KH xem xét dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị thuộc ngân sách huyện; UBND các xã, thị trấn và dự toán thu NSNN trên địa bàn do Chi cục thuế lập. Sau đó trình UBND huyện để báo cáo Thường trực HĐND huyện Thanh Oai xem xét rồi báo cáo UBND thành phố Hà Nội qua Sở Tài chính.
Kiểm tra việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách sau khi được phê duyệt; hướng dẫn kiểm tra các chương trình, mục tiêu, sự nghiệp kinh tế, nông lâm nghiệp, giao thông xây dựng, sự nghiệp môi trường và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hướng dẫn các đơn vị dự toán, đơn vị thụ hưởng ngân sách, xác xã, thị trấn thực hiện Luật Ngân sách và chế độ chính sách về tài chính.
Thẩm định quyết toán thu chi ngân sách hàng năm đối với ngân sách cấp xã và các đơn vị dự toán của huyện, các đơn vị thụ hưởng kinh phí từ nguồn ngân sách của huyện theo Luật Ngân sách quy định.
Quyết toán ngân sách hàng năm trình HĐND huyện phê duyệt.
Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về nhiệm vụ tài chính, ngân sách theo quy định của UBND huyện và Sở Tài chính.
Đề ra các biện pháp phân phối, kết hợp với các cơ quan đơn vị: Chi cục thuế, Đội quản lý thị trường, Hạt kiểm lâm, Công an huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Công thương và UBND các xã để tổ chức khai thác tốt các nguồn thu, tiết kiệm ngân sách.
3.1.3.2. Kho bạc Nhà nước huyện Thanh Oai
- Tổ chức thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp huyện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quy định của pháp luật:
+ Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại KBNN cấp huyện; thực hiện điều tiết các khoản thu cho các cấp ngân sách theo quy định;
+ Thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý tiền, tài sản, ấn chỉ đặc biệt, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN cấp huyện.
+ Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt và các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp huyện.
+ Thực hiện công tác kế toán ngân sách nhà nước.
+ Hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ, chính quyền địa phương và các hoạt động nghiệp vụ kho bạc tại KBNN cấp huyện theo quy định của pháp luật;
+ Báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách nhà nước cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện công tác điện báo, thống kê về thu, chi NSNN, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định; xác nhận số liệu thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN cấp huyện. Tổng hợp, đối chiếu tình hình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN cấp huyện;
+ Quản lý ngân quỹ nhà nước tại KBNN cấp huyện theo chế độ quy định; + Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN cấp huyện; + Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản của KBNN cấp huyện tại ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của KBNN theo chế độ quy định;
+ Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc theo quy định.
+ Thực hiện công tác phát hành, thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định.
+ Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại KBNN cấp huyện theo quy định.
+ Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp huyện.
+ Quản lý đội ngũ công chức, lao động hợp đồng; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính, quản trị, tài vụ tại KBNN cấp huyện theo quy định.
+ Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
+ Quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN cấp huyện theo quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN cấp tỉnh giao.
3.1.3.3. Chi cục Thuế huyện Thanh Oai
Chi cục thuế huyện Thanh Oai là tổ chức trực thuộc Cục Thuế Hà Nội, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn huyện Thanh Oai theo quy định của pháp luật.
Chi cục Thuế huyện Thanh Oai có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của chi cục thuế huyện Thanh Oai
+ Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn huyện Thanh Oai.
+ Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền về công tác lập và chấp hành dự toán thu NSNN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;
+ Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
+ Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, UBND huyện Thanh Oai những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
+ Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;
+ Kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;
+ Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;
+ Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;
+ Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế;
+ Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục.
+ Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.
+ Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.
+ Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
+ Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục.
+ Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.
+ Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao.
3.1.3.4. Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Oai
Sau khi huyện Thanh Oai nhận được quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách trên địa bàn từ UBND thành phố Hà Nội. Phòng Tài chính – kế hoạch tham mưu, UBND huyện Thanh Oai trình HĐND huyện phê chuẩn Nghị quyết dự toán NSNN huyện; báo cáo UBND thành phố Hà Nội qua Sở Tài chính dự toán ngân sách huyện và kết quả phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán ngân sách và UBND các xã thuộc huyện Thanh Oai.
UBND TP Hà Nội Các Sở BỘ TÀI CHÍNH HĐND TP Hà Nội Sở Tài chính UBND HUYỆN HĐND HUYỆN Đơn vị dự toán trực thuộc Phòng Tài chính Kế hoạch Phòng ban cấp huyện Các xã 59
Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Thanh Oai
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống quản lý ngân sách Nhà nước tại huyện Thanh Oai 3.2. Phân tích thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
3.2.1. Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước
3.2.1.1. Lập dự toán thu ngân sách
Nội dung thu ngân sách được quy định trong Nghị quyết số 13/2016/NQ- HĐND ngày 05/12/2016 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội bao gồm:
- Các khoản thu 100%: Thuế tài nguyên từ các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất; Lệ phí môn bài thu từ các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh; Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ các doanh nghiệp, tổ chức, nông trường, trạm trại; Tiền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích dưới 5000 m2 (nhỏ, lẻ, xen kẹt) không tiếp giáp với đường, phố và tiền đất khác; Tiền cho thuê đất, mặt nước (không kể thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí); Thu từ bán tài sản thuộc cấp huyện quản lý; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho quận, huyện, thị xã theo quy định của pháp luật; Các khoản phí, lệ phí (phần nộp ngân sách theo quy định) do các cơ quan, đơn vị thuộc quận, huyện, thị xã quản lý thu (không kể lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, phí bảo vệ môi trường); Các khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật (phần thuộc ngân sách nhà nước theo quy định) do cấp huyện thực hiện và quản lý; Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quận, huyện, thị xã xử lý; Huy động đóng góp theo quy định của pháp luật và đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân cho quận, huyện, thị xã; Thu kết dư ngân sách cấp quận, huyện, thị xã; Thu hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất thuộc cấp huyện quản lý; Thu khác theo quy định của pháp luật
- Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%):Thuế giá trị gia tăng thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu); Thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí); Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa, dịch vụ thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (không kể thuế TTĐB hàng nhập khẩu); Thuế thu nhập cá nhân giao quận, huyện, thị xã quản lý thu; Tiền sử dụng đất các dự án giao đất (ngoài dự án di dời theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg) và đấu giá quyền sử dụng đất đối với loại đất có quy mô diện tích từ 5000 m2 trở lên hoặc đất dưới 5000 m2 tiếp giáp với đường, phố; Lệ phí trước bạ xe máy, ô tô, tàu thuyền và tài sản khác; Lệ phí trước bạ nhà đất.
- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên và thu chuyển nguồn từ ngân sách quận, huyện, thị xã năm trước sang ngân sách năm sau (Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, 2016).
Việc lập dự toán thu ngân sách nhà nước ở huyện Thanh Oai thường được tiến hành bắt đầu từ tháng 7 và đến tháng 12 hàng năm, báo cáo dựa trên số giao thu của thành phố hướng dẫn các quận/huyện theo các sắc thuế.
Trong những năm qua, dự toán thu được lập căn cứ những quy định về phân cấp