Thực hiện dự toán ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 78 - 97)

5. Kết cấu luận văn

3.2.3. Thực hiện dự toán ngân sách nhà nước

3.2.3.1. Thực hiện dự toán thu ngân sách

Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao, Chi cục thuế, Phòng TC-KH, các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức thu, nộp ngân sách hàng năm. Căn cứ số liệu báo cáo của các cơ quan chức năng hàng tháng, quý về tiến độ thực hiện dự toán thu trong năm, Chủ tịch UBND huyện có giải pháp đôn đốc các cơ quan thu hoàn thành đạt và vượt dự toán thu ngân sách hàng năm. Tại huyện Thanh Oai các cấp chính quyền địa phương và cơ quan thuế đã chú trọng đến việc mở các kênh thông tin đến các đối tượng và doanh nghiệp, tổ chức ủy nhiệm thu đối với các khoản thu tại xã, hạn

chế thất thu ngân sách trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện không có nhà đầu tư nước ngoài, từ đó cho thấy lãnh đạo chính quyền cấp huyện chưa tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại địa phương.

Chi cục Thuế huyện căn cứ Quyết định giao dự toán thu của UBND huyện Thanh Oai hàng năm, lập kế hoạch thu giao cán bộ thu để thực hiện thu, nộp KBNN trong từng tháng, từng quý. Chi cục Thuế huyện đã giải quyết kịp thời các hồ sơ đăng ký thuế, thường xuyên nhắc nhở các cá nhân, tổ chức kê khai thuế; tăng cường đôn đốc và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành thực hiện các biện pháp thu nợ thuế như: thông báo nợ thuế, tạm dừng bán hóa đơn, cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng để nộp ngân sách.

UBND các xã, thị trấn căn cứ Nghị quyết HĐND cấp xã giao dự toán thu để tổ chức thực hiện thu tại xã, thị trấn. Chủ tịch UBND xã, thị trấn có Quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm. Các bộ phận chuyên môn căn cứ Quyết định tổ chức thực hiện đạt và vượt dự toán thu hàng năm. Tại các đơn vị thu các khoản thu quản lý chi qua NSNN: ghi thu, ghi chi vào ngân sách. Đây là các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu của ngân sách, đơn vị được phép để lại chi. Trong thời gian chỉnh lý quyết toán đơn vị tập hợp theo mục lục ngân sách làm đề nghị gửi cơ quan tài chính ghi thu, ghi chi vào ngân sách.

Căn cứ vào quyết định phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách, số dự toán thu ngân sách nhà nước huyện Thanh Oai được giao, thị trấn tổ chức huy động các khoản thu NSNN. Có những khoản thu được tổ chức thu ngay từ những tháng đầu năm như thuế môn bài, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, các khoản phí, lệ phí. Có những khoản thu được tổ chức thu vào cuối năm như thu quỹ đất công, đất công ích, sau khi các tổ chức, cá nhân được giao khoản tổ chức thu hoạch sản phẩm. Có một số khoản thu phát sinh không đồng đều trong năm như thu khác ngân sách, thu tiền đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất.

Chính vì vậy, việc tổ chức huy động các nguồn thu NSNN có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng các nhiệm vụ chi thường xuyên, nhiệm vụ phát sinh đột xuất của huyện. Những năm qua, công tác tham mưu cho UBND huyện Thanh Oai trong công tác thực hiện dự toán thu đã có những tín hiệu tích cực. Huyện Thanh Oai đã có sự

đánh giá công tác thu hàng tháng, quý và đưa ra các giải pháp tăng cường công tác thu. Tuy nhiên, công tác tham mưu chưa được thực hiện một cách mạnh mẽ, hiệu quả; chủ yếu đưa ra các giải pháp mang tính chung chung, chưa có sự quyết liệt của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương.

Trong 05 năm qua (2016 – 2020), tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Thanh Oai có sự phát triển nhưng chưa ổn định. Mặc dù thu NSNN ở huyện đã tạo tiền đề cho việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương nhưng vẫn chưa đồng đều. Qua phân tích tình hình thu Ngân sách ở huyện đạt được những kết quả sau:

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thanh Oai

Biểu đồ 3.2. Tổng thu ngân sách nhà nước tại huyện Thanh Oai giai đoạn 2015 - 2019

Qua biểu đồ 3.2, ta thấy tổng thu ngân sách huyện Thanh Oai qua các năm có sự biến động. Năm 2017, thu ngân sách tăng 52,17% so với 2016. Tuy nhiên, năm 2018 có sự giảm sút mạnh xuống -20,37% và lại tăng vào năm 2019 là khoảng 24,04%. Đến hết năm 2019, tổng thu ngân sách cả giai đoạn đạt 1547 tỷ đồng. Năm nào việc thực hiện thu NSNN cũng vượt cao so với dự toán (kể cả dự toán do HĐND và do thành phố giao). Điều đó phản ánh chất lượng của dự toán chưa cao, công tác lập dự toán chưa tính toán hết nguồn thu, chưa sát thực tế. Nguyên nhân một mặt do kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của chính quyền huyện Thanh Oai chất lượng chưa cao, chưa bao quát hết

1.566.866 1.247.713 1.547.644 - 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000 2017 2018 2019 Tổng thu ngân sách

nhiệm vụ hàng năm, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chuyên môn nghiệp vụ của bản thân đội ngũ cán bộ thực hiện việc tham mưu xây dựng dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện hàng năm còn hạn chế. Tuy nhiên, nhìn về mặt tích cực, việc thực hiện thu NSNN vượt mức dự toán cũng thể hiện sự nỗ lực không nhỏ của hệ thống quản lý NSNN của huyện Thanh Oai. Việc tăng nguồn thu ngân sách sẽ giúp huyện không bị quá gò bó trong chi tiêu nhất là gặp những vấn đề phát sinh như dịch bệnh ngoài kế hoạch.

(a) Các khoản thu hưởng 100%

Các khoản thu hưởng 100% của NSNN ở huyện Thanh Oai bao gồm: Thu từ phí, lệ phí; Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản; Thu tiền thuê nhà, ki-ốt (thuộc huyện quản lý); Thu tiền bán nhà (thuộc huyện quản lý); Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân; Thu kết dư ngân sách năm trước; Thu khác....

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Ban Tài chính – Kế hoạch huyện Thanh Oai

Biểu đồ 3.3. Tổng thu ngân các khoản sách nhà nước hưởng 100% tại huyện Thanh Oai giai đoạn 2017 - 2019

Tổng thu các khoản ngân sách hưởng 100% giai đoạn 2017 – 2019 là 667 tỷ đồng. đạt 122,58% kế hoạch huyện giao và 102% nghị quyết HĐND giao. Có thể thấy đây là khoản thu vượt được kế hoạch trong giai đoạn 2017 – 2019. Tổng thu các khoản ngân sách hưởng 100% giảm dần qua các năm từ 2017 đến 2019. Năm 2017, khoản

- 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2017 2018 2019 298.757 218.397 150.255

thu ngân sách hưởng 100% là 298. 757 triệu đồng thì đến năm 2018 chỉ còn 218.397 triệu. Năm 2019 vẫn tiếp tục giảm còn 150.255 triệu đồng.

Xem xét kỹ hơn 3 khoản mục có tỷ trọng thu lớn nhất trong tổng thu NSNN của huyện Thanh Oai được hưởng 100% như sau:

- Thu từ phí và lệ phí

Trong các nguồn thu của ngân sách cấp xã thì phí và lệ phí là một khoản mục thu chiếm vai trò quan trọng trong tổng thu. Với mục tiêu nhằm đảm bảo công bằng, phân bổ các nguồn lực hiệu quả và tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí thì phí và lệ phí đã được hình thành và chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước như hiện nay, và đối với ngân sách xã, phạm vi thu không rộng, thì vai trò của phí và lệ phí càng to lớn.

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Ban Tài chính – Kế hoạch huyện Thanh Oai

Biểu đồ 3.4: Chi tiết các khoản thu ngân sách hưởng 100% tại huyện Thanh Oai giai đoạn 2017 - 2019

Từ biểu đồ 3.4, tình hình thu phí, lệ phí của huyện Thanh Oai giai đoạn 2017 – 2019 có xu hướng vận động hơi khác tổng thu ngân sách hưởng 100%. Nguồn thu từ phí, lệ phí bị giảm dần. Năm 2017, khoản thu này là 81,465 tỷ đồng nhưng đã giảm vào năm 2018, chỉ còn 46,617 tỷ đồng và giảm tiếp vào năm 2019 là 40 tỷ. Có thể thấy hàng năm, huyện Thanh Oai đã chưa quản lý và khai thác tốt các nguồn thu từ lệ phí chợ. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất, lệ phí công chứng, chứng thực giảm khá nhiều. Hiện nay, huyện chủ yếu thu phí từ các chợ trên địa bàn. Số lượng các hộ trong huyện đã được cấp quyền sử dụng đất cũng tăng cao làm số tiền thu được từ phí cấp

81,465 46,617 40 164,094 92,282 80,2 53,198 79,498 30,05 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2017 2018 2019

quyền sử dụng đất giảm. Đối với các khoản phí, lệ phí thu từ hoạt động công chứng, chứng thực, vệ sinh môi trường, chợ thực hiện thu trực tiếp tại bộ phận tài chính ngân sách huyện. Các khoản này đều được ghi bằng biên lai thu do ngành thuế phát hành và kế toán huyện viết giấy nộp tiền, hạch toán trực tiếp vào tài khoản thu ngân sách tại Kho bạc NN huyện.

Như vậy, có thể thấy rằng công tác quản lý thu phí và lệ phí tại huyện Thanh Oai vẫn còn chưa chặt chẽ nên việc thu phí, lệ phí đạt hiệu quả chỉ 71,84% kế hoạch huyện giao. Sự vận động của nguồn thu phí và lệ phí có xu hướng giảm qua những năm gần đây và đặt ra vấn đề cần thiết phải xem xét tăng cơ hội cho việc tăng thêm thu phí và lệ phí cho ngân sách thị trấn.

- Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản (đất 5%)

Với các khoản thu 100% thì nguồn thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản là nguồn thu không thể thiếu và thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng khoản thu 100%. Nguồn thu này chủ yếu thu từ bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất. Ngoài ra, quỹ đất công ích này còn được dùng để xây dựng các công trình công cộng như khu vui chơi cho trẻ em, xây dựng nhà tình nghĩa,...

Nhìn vào biểu đồ 3.4, tình hình thu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản giai đoạn 2017-2019 cũng có xu hướng giảm dần. Năm 2017, huyện đã thu được 164,094 tỷ đồng nhưng đến năm 2018 chỉ còn 92,282 tỷ và giảm tiếp xuống còn 80,2 tỷ đồng vào năm 2019. Mặc dù mức đạt kế hoạch trung bình là chỉ là 92% nhưng vẫn cao hơn mức đạt kế hoạch ở các khoản thu khác. Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Thanh Oai, các khu đất được Nhà nước thu hồi và bồi thường thiệt hại như khu đất ruộng rất ít để xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội.

Các khoản thu quỹ đất công sản đang có xu hướng giảm dần ảnh hưởng khá nhiều tới quỹ thu NSNN nói chung của huyện Thanh Oai. Nhưng công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên vẫn được thực hiện theo định kỳ. Việc rà soát chi tiết các quỹ đất của địa phương, thực hiện giao thầu, khoán theo giá thị trường bằng đấu thầu đã nâng cao hiệu quả khai thác nguồn thu từ quỹ đất công.

- Thu từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân

Đây là khoản thu từ việc đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho huyện nhằm sử dụng cho mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng. Khoản thu này chủ yếu

được huy động cho việc xây dựng các công trình giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng đối với các xã xây dựng nông thôn mới; xây dựng một số công trình nhà văn hóa các khu dân cư thuộc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Hình thức đóng góp là ngày công lao động, tiền, nguyên nhiên vật liệu, đất,...và một số tài sản khác được quy đổi thành tiền. Và thông thường khoản này không được tính toán trong kế hoạch khi làm dự toán thu, chi NS của huyện.

Để có thể tổ chức thu các khoản đóng góp tự nguyện, UBND huyện lập dự toán chi tiết các dự án, công trình; trong đó xác định nhu cầu huy động vốn từ các nguồn để thực hiện dự án: NSNN, đóng góp từ các tổ chức, cá nhân. Trong những năm qua nguồn thu từ đóng góp tự nguyện tại huyện Thanh Oai rất nhỏ, chỉ có 40 triệu đồng/năm. Việc huy động nguồn thu thường được triển khai qua các hội nghị đại biểu xã viên tại các khu dân cư. Sau đó thực hiện thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin của huyện, các ban ngành đoàn thể thực hiện vận động nhân dân, tổ chức trên địa bàn huyện. Đối với đóng góp bằng tiền được viết phiếu thu, phiếu nộp tiền vào tài khoản thu ngân sách nhà nước theo mục lục ngân sách và hạch toán chi cho dự án theo các quyết định của UBND huyện. Đối với ngày công lao động do chuyển trực tiếp vào giá nhân công của công trình nên thực hiện chấm công và quy đổi thành tiền qua định mức ngày công. Đến cuối năm, Phòng tài chính kế hoạch huyện thực hiện viết lệnh ghi thu/ghi chi vào ngân sách nhà nước đối với các khoản đóng góp bằng ngày công lao động, bằng hiện vật.

Việc quản lý các khoản thu từ đóng góp tự nguyện đóng vai trò rất quan trọng, bởi dù các cá nhân, tổ chức có đóng góp nhiều đến đâu nhưng chính quyền các địa phương không quản lý hoặc quản lý không tốt sẽ dẫn đến những thất thoát, gian lận, tham ô. Nhận thức được vấn đề này, công tác quản lý nguồn thu từ đóng góp tự nguyện ở các xã trên địa bàn huyện được thống nhất trong toàn huyện, triển khai về các xã/thị trấn. Cụ thể: mỗi khoản đóng góp đều có biên lai ghi nhận, được kế toán các xã, thị trấn mở sổ theo dõi trực tiếp, có ký nhận các bên liên quan, đồng thời trong biên lai, hạch toán ghi rõ lý do đóng góp... Đồng thời định kỳ hàng tháng, cán bộ huyện yêu cầu kế toán và các cán bộ liên quan kiểm tra, rà soát thống kê lại nguồn thu theo từng khoản mục cụ thể, chuyển giao cho bên quản lý từng dự án hay các bên liên quan sổ

sách giấy tờ hạch toán. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế những gian lận có thể xảy ra trong quá trình quản lý quỹ đóng góp tự nguyện này.

(b) Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%)

Tổng thu các khoản ngân sách hưởng tỷ lệ % giai đoạn 2017 – 2019 ước thực hiện: 422.757 triệu đồng. Đạt 168,5% kế hoạch huyện và nghị quyết HĐND giao. Cũng giống như các khoản thu được hưởng 100% của huyện, khoản thu này cũng được thực hiện vượt kế hoạch khá lớn trong giai đoạn vừa qua. Một phần có thể do dự toán được tính chưa sát với thực tế. Nhưng phần còn lại do huyện đã rất chú tâm, thu đúng, thu đủ các khoản khiến cho vượt dự toán khá nhiều.

Ngược lại với thu ngân sách huyện hưởng 100%, tổng thu ngân sách phân chia tại huyện Thanh Oai có xu hướng tăng dần. Năm 2017, thu ngân sách hưởng từ các khoản thu phân chia tại huyện Thanh Oai được xác định là thấp nhất là 323.431 triệu đồng. Năm 2018, khoản mục thu này tăng 31% với 2017 lên thành 423.695 triệu đồng và tiếp tục tăng vào năm 2019 lên 521.144 triệu đồng (tăng 23%).

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thanh Oai

Biểu đồ 3.5: Tổng thu ngân sách phân chia tại huyện Thanh Oai giai đoạn 2017 - 2019

Xem xét chi tiết từng khoản thu trong ngân sách hưởng tỷ lệ %, cụ thể như sau:

- Thu thuế công thương nghiệp, dich vụ ngoài quốc doanh

Thu thuế ngoài quốc doanh của huyện Thanh Oai cao nhất vào năm 2018 (tăng 46,1%) so với năm 2017nhưng sau đó lại giảm trong năm 2019 chỉ còn 221.312 triệu đồng (giảm 22,4%). Đây là khoản thu lớn thứ hai trong các khoản thu phân chia của

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 78 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w