Nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và hoàn thiện

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 118 - 121)

5. Kết cấu luận văn

4.2.4. Nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và hoàn thiện

thiện bộ máy quản lý ngân sách nhà nước

4.2.4.1. Nâng cao năng lực, trình độ quản lý của cán bộ quản lý ngân sách

Trong công tác quản lý ngân sách nhà nước thì nhân tố có ý nghĩa quyết định và đặc biệt quan trọng là cán bộ quản lý. Cán bộ quản lý phải có phẩm chất tốt, thực hiện đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không tham nhũng, có ý thức tổ chức kỷ luật, không cơ hội, được nhân dân tính nhiệm. Có trình độ chuyên môn, hiểu biết lý luật chính trị và các đường lối của Đảng, Nhà nước, có sức khỏe để làm việc, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao. Hơn nữa riêng đối với cán bộ quản lý ngân sách còn phải có phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị và năng lực công tác.

Xuất phát từ tình hình thực tế cho thấy hầu hết thủ trưởng các đơn vị thụ hưởng ngân sách thị trấn ít quan tâm đến công tác quản lý tài chính mà chỉ quan tâm đến nhiệm vụ chuyên môn. Quyền quyết chi là do thủ trưởng đơn vị và việc xử lý, hạch toán khoản chi lại do kế toán chính vì vậy các khoản chi đè nặng lên cán bộ kế toán. Như vậy việc tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý tài chính cho các chủ tài khoản đơn vị sử dụng ngân sách, trong đó có các cán bộ quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Oai là điều cần thiết trong giai đoạn này.

Cần có chế độ thưởng, phạt rõ ràng riêng đối với các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn. Cần kiện toàn lại tổ chức bộ máy quản lý ngân sách từ huyện đến xã/thị trấn. Có cơ chế tuyển chọn phù hợp ưu tiên những cán bộ trẻ được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm. Cộng điểm ưu tiên cho các sinh viên có lực học giỏi, đề thi công chức vào ngành tài chính môn chuyên ngành phải do sở Tài chính biên soạn.

Xây dựng quy chế đánh giá cán bộ định kỳ trên góc độ xem xét mức độ hoàn thành công việc, sai sót mắc phải nhằm nhận định đúng đắn về chất lượng nguồn nhân lực làm công tác quản lý NSNN hiện tại của thị trấn, trên cơ sở đó hình thành chiến lược đào tạo, bổ sung, thay thế, luân chuyển cán bộ cho phù hợp với yêu cầu quản lý thời kỳ mới.

Trong điều kiện hiện nay nguồn thu Ngân sách nhà nước cấp huyện ngày càng phong phú đa dạng, nội dung chi cũng ngày càng lớn và gia tăng với tốc độ nhanh thì đòi hỏi cần phải có đội ngũ cán bộ đủ năng lực để nắm bắt, ghi chép hạch toán đầy đủ, chính xác nội dung thu - chi Ngân sách nhà nước của huyện là điều tất yếu. Để làm được điều đó đòi hỏi phải làm tốt các vấn đề sau:

Chủ tịch huyện với tư cách là người đứng đầu chính quyền cấp huyện, là chủ tài khoản của Ngân sách nhà nước cho nên cần phải có sự am hiểu nhất định về quản lý kinh tế nói chung và quản lý tài chính Ngân sách nhà nước cấp huyện và xã nói riêng. Do đó chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cần phải được đào tạo về quản lý tài chính và thường xuyên được bồi dưỡng huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý.

Bộ máy quản lý Ngân sách nhà nước huyện phải thường xuyên củng cố theo hướng chuyên trách, theo biên chế phục vụ lâu dài đồng thời công tác kế toán phải được thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán Nhà nước đã ban hành. Song song với điều này, Sở Tài chính thành phố Hà Nội, huyện Thanh Oai phải thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý Ngân sách nhà nước cấp xã, cấp huyện Thanh Oai để họ hiểu đúng và thực hiện đúng pháp luật. Định kỳ hàng quý, hàng năm nên tổ chức các buổi sơ kết tổng kết đánh giá tình hình quản lý Ngân sách huyện. Qua đó có những giải pháp tình thế kịp thời phát huy những mặt tích cực và nghiêm khắc loại bỏ những hạn chế ở những quý, năm tiếp theo. Để làm tốt những việc trên các cơ quan quản lý cấp trên cũng phải có thái độ đúng mực với cấp Ngân sách nhà nước cấp xã qua đó tác động tích cực vào bộ máy quản lý Ngân sách. Cụ thể: UBND huyện Thanh Oai phải có kế hoạch tăng cường và bố trí đủ cán bộ có năng lực cho công tác quản lý tài chính Ngân sách xã. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ này kiên quyết thay thế các cán bộ không đáp ứng yêu cầu. UBND thành phố Hà Nội ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền của chủ tài khoản chức năng nhiệm vụ của các cán bộ trong Bộ phận tài chính đối với các huyện, xã trực thuộc, trong đó có huyện Thanh Oai, tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức thực hiện và làm căn cứ kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm.

4.2.4.3. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Hội đồng nhân dân

Từ thực tiễn sinh động của sự thành công trong quản lý ngân sách nhà nước huyện Thanh Oai đã chứng minh: khi cấp ủy và UBND huyện nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của ngân sách nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền thị trấn cũng như trong sự phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn, thì công tác quản lý ngân sách nhà nước chặt chẽ, có nề nếp từ khâu quyết định chính sách, đến kiểm tra giám sát thu chi ngân sách theo pháp luật, biết dựa vào dân, vì dân, phát huy dân chủ trong việc động viên nguồn thu cũng như huy động sự đóng góp của nhân dân vào việc xây dựng các công trình phúc lợi, công cộng của địa phương.

HĐND, UBND huyện Thanh Oai cần tiếp tục quan tâm củng cố tăng cường công tác quản lý ngân sách địa phương, vận dụng một cách sáng tạo Luật ngân sách nhà nước phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị trấn. Quan tâm chính sách đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội cho nông thôn, nhằm giảm dần sự phát triển cách biệt giữa nông thôn và thành thị, trước mắt phải hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách cấp xã, đáp ứng nhu cầu xây dựng nông thôn mới của đất nước.

4.2.4.4. Thực hiện tốt quy chế dân chủ công khai tài chính huyện

Nếu thực hiện tốt công tác quản lý tài chính Ngân sách nhà nước cấp huyện theo luật Ngân sách Nhà nước và làm tốt việc dân chủ công khai tài chính thì nội bộ Đảng đoàn kết, nhân dân tin tưởng, chính trị ổn định, kinh tế xã hội phát triển. Vì vâỵ trước hết phải tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân làm cho nhân dân toàn huyện hiểu đúng ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ công khai tài chính trong đời sống xã hội để họ tự giác thực hiện các nghĩa vụ của mình và tham gia giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nội dung công khai. Việc tổ chức thực hiện dân chủ công khai tài chính ở huyện Thanh Oai cần tập trung vào các vấn đề cụ thể sau:

Nội dung công khai các lĩnh vực: thu, chi Ngân sách thị trấn; xây dựng cơ bản và các khoản đóng góp của nhân dân; công khai đối tượng nộp, mức đóng góp và hình thức đóng góp.

Hình thức công khai: Công khai trên loa truyền thanh, công khai trực tiếp trong các hội nghị, cuộc họp của Đảng uỷ, HĐND, UBND, hội nghị cán bộ chủ chốt thị trấn, hội nghị đại biểu nhân dân, họp các khu dân cư, xóm, tổ dân phố...và niêm yết công

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 118 - 121)