Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 59 - 62)

5. Kết cấu luận văn

2.3. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu

- Phương pháp phân tích: phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Thông qua các dãy số mô tả về kế hoạch, hoạt động thu, chi, quyết toán ngân sách giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu để chỉ ra các biến động về công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Thanh Oai. Ngoài ra, phương pháp phân tích còn xem xét, đánh giá chi tiết từng vấn đề trong nội dung nghiên cứu theo các khía cạnh, lát cắt khác nhau để tìm ra được bản chất, giải thích các hiện tượng xảy ra.

Phương pháp phân tích không chỉ được tác giả sử dụng triệt để trong Chương 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn được tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của Luận văn.

- Phương pháp tổng hợp: là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Từ việc tổng quan các nghiên cứu, xem xét các hoạt động quản lý ngân sách cấp xã, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại và xây dựng khung khổ lý luận của luận văn. Các nghiên cứu thực trạng ở chương 2 cũng được tổng hợp để đưa ra các đánh giá về vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: được tác giả sử dụng khá triệt để trong Chương 3 của luận văn khi nghiên cứu về thực trạng hoạt động quản lý ngân sách nhà nước ở thuyện Thanh Oai. So sánh và việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế - xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.

- Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ %

- Luận văn có thể ứng dụng linh hoạt các hình thức so sánh như: so sánh các nhiệm vụ, kế hoạch, thực hiện giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu, so sánh các đối tượng tương tự, so sánh thực hiện với kế hoạch, so sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến…

Việc phân tích thực trạng dựa trên các kết quả tổng hợp số liệu chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng phương pháp so sánh để rút ra nhận xét về hoạt động quản lý ngân sách nhà nước có hiệu quả hay không. Bên cạnh đó, việc tính toán và so sánh về hoạt động quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Thanh Oai qua các năm (2018-2020)

cũng giúp tác giả có một cái nhìn toàn diện, để từ đó đề ra các giải pháp quản lý hiệu quả hơn.

- Phương pháp thống kê mô tả : Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Thống kê. mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ hoạ đơn giản, thống kê mô tả tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật được sử dụng như:

+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ hoạ, trong đó, các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.

+ Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Dựa trên các dữ liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Sử dụng phương pháp này trong luận văn để mô tả quá trình quản lý NSNN tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Các phương pháp thống kê mô tả, thống kê phân tích được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w