Phát triển cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 123 - 129)

5. Kết cấu luận văn

4.2.6. Phát triển cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý

lý ngân sách nhà nước của huyện

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN, huyện Thanh Oai nên đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thu, chi NSNN nói riêng và quản lý

NSNN trên địa bàn thị trấn nói chung. Để thực hiện giải pháp này cần thực hiện được đồng thời các biện pháp sau:

- Tiếp tục rà soát thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính liên quan đến công tác thu NSNN (trong đó quan trọng nhất là thu thuế), tiếp tục hoàn thiện và tăng cường áp dụng phương thức thu nộp NSNN qua mạng và thông qua hệ thống ngân hàng.

- Tiếp tục nâng cấp ứng dụng tin học nhằm đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá công nghệ quản lý thu, chi NSNN.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu về các đối tượng thực hiện nghĩa vụ thu NSNN và các đối tượng hưởng chi NSNN, xây dựng cơ sở dữ liệu cơ quan thuế.

- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật, đổi mới phương pháp làm việc, củng cố nâng cao chất lượng làm việc

- Hiện đại hóa, tự động hóa và tích hợp trong quản lý tài chính công, nghiên cứu kết nối thông tin, từng bước tích hợp giữa cơ sở dữ liệu quản lý nhằm hiện đại hoá cách thức truy cập thông tin phục vụ quản lý NSNN tại huyện Thanh Oai.

- Phát triển các phần mềm tin học hỗ trợ công tác thanh kiểm tra đặc biệt là các phầm mềm phân tích thông tin xác định rủi ro về thu NSNN, chi đầu tư phát triển phần mềm thu thập thông tin từ các nguồn thứ ba để hỗ trợ hoạt động thanh tra.

- Đi đôi với việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT cần lên kế hoạch tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý NSNN huyện để họ có trình độ CNTT phù hợp với những ứng dụng công nghệ đã được đầu tư triển khai sử dụng. Bởi máy móc dù hiện đại đến đâu mà con người không nắm bắt và sử dụng được thì việc hiện đại hoá này cũng trở nên vô nghĩa, không mang lại hiệu quả quản lý NSNN như mong đợi.

KẾT LUẬN

Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành của NSNN. NSNN được coi là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh, là công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế.

Thực hiện quản lý ngân sách huyện là một nhiệm vụ quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách diễn ra được quản lý công khai, chặt chẽ và đúng các quy định pháp luật hiện hành. Quản lý ngân sách hiệu quả là yêu cầu tất yếu. Quản lý ngân sách Nhà nước cấp huyện là một quá trình lâu dài và gặp không ít khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi nỗ lực cố gắng của từng cá nhân, từng cơ quan, đơn vị và từng xã, thị trấn thuộc huyện.

Với những vấn đề đặt ra cả về lý luận và thực tiễn, luận văn đã tiến hành nghiên cứu về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện nói chung và tại huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội nói riêng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:

Thứ nhất, để tăng cường hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước đối với NSNN cần đổi mới một cách hiệu quả và sâu sắc công cụ quản lý, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý là quan trọng nhất.

Thứ hai, để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước phải sử dụng một hệ thống các công cụ quản lý vĩ mô như kế hoạch, chính sách, các công cụ tài chính, pháp luật, và phân cấp quản lý xuống địa phương... Việc sử dụng các công cụ này thể hiện thông qua hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.

Thứ ba, thực hiện quản lý tốt nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, thu đúng và đầy đủ theo quy định pháp luật tạo môi trường kinh doanh công bằng giữa các đối tượng kinh doanh, chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp chính quyền, từng đơn vị góp phần hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ thúc đẩy huyện Thanh Oai phát triển ngày càng nhanh và bền vững.

Bằng việc phân tích kỹ càng thực trạng quản lý NSNN thông qua các dữ liệu thứ cấp thu thập được ở UBND huyện Thanh Oai, luận văn đã đưa ra những nhận định, đánh giá về kết quả đạt được cũng như hạn chế và chỉ ra nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý ngân sách huyện Thanh Oai. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện. Cụ thể là (1) Hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách nhà nước của huyện; (2) Tăng cường quản lý, bồi dưỡng, khai thác nguồn thu mới; (3) Quản lý, sử dụng hiệu quả các khoản chi ngân sách; (4) Nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và hoàn thiện bộ máy quản lý ngân sách nhà nước; (5) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước của huyện; (6) Phát triển cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý ngân sách nhà nước của huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2017), Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng

dẫn Luật Ngân sách nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016

hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2004), Hoàn thiện quy trình Ngân sách Việt Nam (Đánh

giá chi tiêu công - giai đoạn II), Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 61/2017TT-BTC ngày 15/6/2017 hướng

dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Cành (2008), Tài chính công.Tái bản lần thứ nhất có sửa

chữa và bổ sung, NXB Đại học quốc gia, Tp HCM.

6. Dương Đăng Chinh (2009), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.

7. Dương Đăng Chinh, Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình Quản lý tài

chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.

8. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy

định

9. cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Hà Nội.

10.Cục thống kê Hà Nội (2017 – 2020), Niên giám thống kê thành phố Hà

Nội

11.Nguyễn Văn Dần (2009), Chính sách tài khóa công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, NXB Tài chính, Hà Nội.

12.Trịnh Ngọc Đạt (2018), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Vĩnh Linh,tỉnh Quảng Trị, luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, TP Huế.

13. Phan Huy Đường (2012), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Trường đại học kinh tế - ĐHQGHN, Hà Nội

14.Nguyễn Thanh Hà (2012), Quản lý ngân sách nhà nước của thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, Hà Nội. 15. Vũ Văn Hóa, PGS.TS. Lê Văn Hưng (2009), Giáo trình Tài chính công, NXB

Tài chính, Hà Nội.

16. Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý ngân sách nhà nước, XBb Thống kê, Hà Nội.

17.Huyện ủy Thanh Oai (2017, 2019), Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Oai giai đoạn 2016-2020

18. Phan Văn Khoan, Hoàng Thị Thúy Nguyệt (2010), Giáo trình Lý thuyết quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.

19. Lê Thị Khuyên (2014), Quản lý ngân sách quận/huyện trên địa bàn huyện Tứ Kỳ,tỉnh Hải Dương, luận văn thạc sĩ trường Đại học Thương mại, Hà Nội. 20. Nguyễn Phùng Lưu (2014), Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện

Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh: thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, Hà Nội.

21. Vũ Thành Nam (2014), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp quận/huyện của tỉnh Hưng Yên, luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế - ĐHQGHN, Hà Nội.

22.Bùi Dương Nghiêu (2006), Đánh giá mức độ bền vững của ngân sách nhà nước Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 332 tháng 01- 2006, Hà Nội.

23.Quốc hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ban hành

ngày 25 tháng 06 năm 2015.

24. Đặng văn Thanh (2005), Một số vấn đề về quản lý và điều hành ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Lê Toàn Thắng (2013), Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý hành chính công tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

26.Lê Thị Thu Thủy (2010), Một số vấn đề pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Luật học số 26 (2010).

27.Đặng Văn Tư, TS. Bùi Tiến Hạnh (2010), Giáo trình quản lý chi ngân

sách nhà nước, NSNN Quận/huyện, NXB Tài chính, Hà Nội.

28.Lê Xuân Trường (2010), Giáo trình quản lý Thuế, NXB Tài chính, Hà

Nội.

29.Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai (2017, 2018, 2019), Báo cáo dự toán

thu - chi NSNN huyện Thanh Oai từ 2017 đến 2019.

30.Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai (2017, 2018, 2019), Báo cáo quyết

toán thu - chi NSNN huyện Thanh Oai từ 2017 đến 2019.

31.Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai (2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng kết

công tác thuế huyện Thanh Oai từ 2017 đến 2019.

32.Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai (2017, 2018, 2019), Nguyên tắc phân

33.Trần Quốc Vinh (2009), Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng, luận án tiến sĩ ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 123 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w