Phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 57 - 58)

5. Kết cấu luận văn

2.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu

Phương pháp luận được sử dụng trong luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm “xương sống” cho nghiên cứu của luận văn.

Phương pháp duy vật biện chứng: Là phương pháp xem xét sự việc, hiện tượng trong các mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau không ngừng nảy sinh, vận động và giải quyết mâu thuẫn làm cho sự vật phát triển. Trong luận văn, phương pháp luận được thể hiện trong mối quan hệ giữa công tác quản lý ngân sách ở huyện Thanh Oai với các quy định của nhà nước, giữa các bước trong quá trình quản lý ngân sách cấp huyện. Đồng thời chỉ ra mối quan hệ tác động giữa các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý ngân sách cấp huyện trong bối cảnh cụ thể.

Phương pháp duy vật lịch sử: Là phương pháp nghiên cứu đối tượng trong mối tương quan về mặt thời gian, nghiên cứu thực trạng là từ năm 2017 – 2020 và các đề xuất tới năm 2025, tầm nhìn tới năm 2030.

Tóm lại, luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử để phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách tại huyện Thanh Oai giai đoạn 2017-2020, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý ngân sách của thị trấn trong giai đoạn tiếp theo.

Cách tiếp cận nghiên cứu theo nội dung chức năng quản lý bao gồm: lập dự toán ngân sách cấp huyện, thực hiện dự toán cấp huyện, quyết toán và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dự toán.

Khung phân tích của luận văn được thực hiện như sau:

Bước 1: Từ quan sát thực tiễn quản lý NSNN ở huyện Thanh Oai, tác giả nhận ra có một số vấn đề chưa hợp lý và cần thiết nghiên cứu về điều này. Sau khi tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý NSNN, những khoảng trống nghiên cứu được hé lộ giúp tác giả có thể xác định rõ nét vấn đề nghiên cứu của mình.

Bước 2: Từ các lý thuyết về quản lý NSNN được các nhà nghiên cứu công bố, tác giả khái quát hoá và xây dựng khung lý thuyết về quản lý NSNN cấp huyện làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn của mình.

Hình 2.1: Khung nghiên cứu của luận văn

Bước 3: Trên nền tảng khung lý luận đã được xây dựng, tác giả tiến hành phân tích thực trạng nghiên cứu với các nội dung quản lý NSNN. Từ đó rút ra các kết quả đạt được và hạn chế cũng như nguyên nhân của chúng.

Bước 4: Đề xuất các giải pháp giải quyết những hạn chế tồn tại trong thực tế. Những giải pháp này sẽ giúp công tác quản lý NSNN tại huyện Thanh Oai được hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w