6. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Đôi nét về tiểu sử nhà văn
Sương Nguyệt Minh là bút danh của Đại tá Nguyễn Ngọc Sơn, quê ở xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Hiện anh đang công tác ở Ban sáng tác của Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội. Anh từng là bộ đội tình nguyện tại chiến trường Campuchia, tốt nghiệp khoa Ngữ Văn – Đại học Tổng hợp Hà Nội, vừa viết văn vừa làm báo khi đang là cán bộ chính trị Viện Quân Y 103 – Học viện Quân Y.
Có lẽ đối với nhiều người thì cái tên Sương Nguyệt Minh còn mang nhiều ẩn ý, nhiều độc giả còn mang nặng hoài nghi có người bảo: “Sương Nguyệt Minh là tên một nữ sinh trung học ở phương Nam – quê bà Sương Nguyệt Anh, con gái cụ Đồ Chiểu, cái dạo đóng quân ở đó hai người yêu
nhau nhưng không lấy được nhau, anh đã lấy tên nàng làm bút danh”. Người
lại bảo: “Sương Nguyệt Minh là tên ghép: Sương là tên người yêu cũ, Nguyệt là vợ, Minh là tên con trai. Cái ông nhà văn này yêu bồ, thương vợ, quý con
nhất Hội nhà văn Việt Nam”. Nhưng, sự thực thì: tên thật của anh là Nguyễn
Ngọc Sơn. Vì thấy trong làng văn có đến hai mươi người trùng tên, nào là: Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Hữu Sơn, Hoàng Ngọc Sơn, Cao Duy Sơn…, anh không muốn mình lẫn vào các vị ấy, nên lấy bút danh là Sơn – Nguyệt – Minh. “Nguyệt” là tên vợ, “Minh” là tên con trai. Nhưng chẳng hiểu tại sao gửi tác phẩm tới tòa soạn, mấy người biên tập hay mấy cô đánh máy cứ chữa chữ “Sơn” thành chữ “Sương”. Thế là ngay từ đầu, cái tên Sương Nguyệt Minh vận vào người anh như một điều kì diệu, để nó mãi cứ gắn chặt lấy cuộc đời anh và cái tên Sương Nguyệt Minh sẽ mãi được đơm hoa, kết trái gặt hái được nhiều thành công. Nhưng trên con đường thành công đó đâu chỉ có trải toàn hoa thơm mà còn biết bao khó nhọc mà Sương Nguyệt Minh đã phải trải qua. Khi nghe Sương Nguyệt Minh kể về cuộc sống của
mình thì mới biết anh là người lận đận. Tốt nghiệp cấp III, thi đỗ vào khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhưng vì giấy báo nhập học về đến làng thì Sương Nguyệt Minh đã đi bộ đội. Anh từng lăn lộn trên chiến trường Campuchia ngay trong những ngày tháng căng thẳng và ác liệt nhất. Rời chiến trường Tây Nam, anh về học Trường sĩ quan Lục quân 2 rồi về công tác ở Học viện Quân Y và học khoa Văn Đại học Tổng hợp suốt bốn năm và được “trả công” xứng đáng bằng một tấm bằng đỏ. Đơn giản là vì Sương Nguyệt Minh đam mê văn chương. Viết cho thỏa đam mê chứ chưa nghĩ tới nghiệp văn chương. Vậy mà nghiệp ấy đeo bám anh cho đến bây giờ.
Từ năm 1997, khi Sương Nguyệt Minh chính thức về công tác tại Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, thì anh là người rất chịu khó đi. Trên những hành trình về miền Trung lũ lụt, luôn có anh. Biên giới Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên... anh cũng đi, chính nhờ những chuyến đi thực tế đó giúp cho Sương Nguyệt Minh tích lũy được nhiều vốn sống phong phú phục vụ cho các sáng tác của mình. Và từ đó cho đến nay, Sương Nguyệt Minh đã không ngừng cống hiến và đóng góp cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm hay để đưa nền văn học Việt Nam vươn ra thế giới.