6. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Nhân vật dị biệt
Nhân vật dị biệt là nhân vật có sự khác biệt khi đặt trong tương quan với những nhân vật khác trong tác phẩm hoặc trong thế giới nhân vật của nhà văn. Dị biệt ở nhân vật của Sương Nguyệt Minh có thể là những dị biệt hình thức, tức là chịu những dị tật thể xác, cũng có thể là dị tật trong tâm hồn. Hệ thống nhân vật này làm cho tác phẩm tăng thêm sức ám ảnh, đồng thời, nó cũng góp phần thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Trong kiểu nhân vật đó, có những nhân vật chỉ được tạo nên giống như điểm nhấn làm tăng thêm tính hấp dẫn cho tác phẩm, lại có những nhân vật thấp thoáng ẩn hiện nhưng lại là nơi nhà văn gửi gắm những suy tư về con người. Nhân vật dị biệt trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh thường ít khi giữ vai trò nhân vật chính, ngoài Trương Hạ (Người đàn ông làng Yên Hạ) là một nhân vật đầy đặn với tính cách côn đồ, gợi người ta nhớ nhiều tới Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, còn lại thường chỉ là nhân vật ẩn hiện, thoáng qua hư thực trong tác phẩm: một bà vợ tật nguyền bị lãng quên trong căn phòng ở góc một quán đặc sản sang trọng (Nơi hoang dã đồng vọng), một người đàn bà dở tỉnh dở điên lại mang máu hủi (Tiếng lục lạc trong đêm), một ông già dở người dở thú với cái nhìn ám ảnh (Mùa trâu ăn sưong), đáng lưu ý hơn cả là một người đàn ông có tiếng sáo ma mị, một người con gái mơ ảo trong Đồi con gái và một tín đồ Trần Huy Sán dị dạng đam mê cái đẹp trong Dị hương. Những nhân vật đó có thể chịu dị tật trên thể xác, hay dị tật trong tâm hồn, song họ thường để lại những ấn tượng khó phai, làm tăng sức ám ảnh cho tác phẩm, làm rõ ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Trong số các nhân vật đó, có nhân vật không rõ nét tính cách, chỉ được tạo nên như những điểm nhấn làm tăng tính hấp dẫn cho tác phẩm, lại có những nhân vật thoáng ẩn hiện nhưng là nơi nhà văn gửi gắm những suy tư về con người. Nhân vật dị biệt của Tiếng lục lạc
suốt tháng, ngón tay, ngón chân cụt chỉ còn vài đốt. Người đàn bà ấy đã trở thành nỗi ám ảnh trong tâm trí của Sa, đứa con gái tuổi mới lớn. Nỗi ám ảnh hằn vào những giấc mơ khiếp đảm trong giấc ngủ trưa, giấc mơ có người đàn bà hủi đóng gạch, xuống sông nghì ngụp tắm, hai bàn tay cụt ngón như cái bai chèo thuyền thúng sải nước. Người ấy bơi lập bập, mái tóc dài xõa ra lập lềnh như chẳng bao giờ chìm… Ám ảnh cả trong những viên gạch mộc giăng giăng những vết lõm, những vết lõm đọng đầy nước lúc gặp mưa, và ám ảnh trong những con giống làm bằng đất nung y như thật mà người đàn bà hủi làm cho bọn trẻ. Âm thầm đi suốt chiều dài câu chuyện, người đàn bà hủi nhẫn nhịn và chịu đựng. Để làm gì? Để cô bé Sa có những thứ mỹ phẩm đắt tiền, để có chiếc xe Spacy hiện đại…, để chịu sự xa lánh, sợ hãi của cô bé…, để nhận về cho mình một nỗi đắng cay nhưng ấm áp vô cùng. Sức mạnh để bà vượt lên chính là tình mẫu tử thiêng liêng. Bà chấp nhận lam lũ, chấp nhận tủi hờn để con được yên ấm, được ăn ngon mặc đẹp…, và quan trọng hơn là không phải mặc cảm vì có một người mẹ mắc căn bệnh hủi đáng sợ. Nhân cách cao đẹp, tình thương bao la nằm cả ở người đàn bà đáng thương ấy. Ngoại hình có mất mát, chân tay có cụt ngón, khuôn mặt có bị ăn mòn bởi bệnh tật nhưng trái tim lại ấm áp yêu thương.
Một trong những con người dị biệt độc đáo, tạo ấn tượng mạnh trong lòng độc giả là nhân vật Trần Huy Sán trong truyện ngắn Dị hương. Trần Huy Sán là con người có vẻ bề ngoài dị dạng đến kì quái: “Sán người lùn tịt. Chân tay ngắn tủn, cổ bé, dài ngẵng, chằng chịt những mạch máu như đường gân xanh. Nhưng, đầu to như chõ xôi. Tóc búi trước củ hành to như vốc tay. Thật
dị biệt” [22, tr.10]. Là kẻ sĩ Bắc Hà, sinh bất phùng thời, Sán không chỉ có vẻ
bề ngoài dị dạng mà còn có tính tình rất khác người: “Tính tình khẳng khái.
Gàn dở hết chỗ nói. Coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”. Nhưng, Sán lại là người
làm quân sư. Là một nhân vật hoàn toàn hư cấu, Sương Nguyệt Minh đặt Sán bên cạnh Nguyễn Ánh và Ngọc Bình là những nhân vật có thật trong lịch sử nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật sâu sắc của mình. Cả ba nhân vật chính là Trần Huy Sán, Ngọc Bình và Nguyễn Ánh đều có thể coi là nhân vật dị biệt và đều mang giá trị biểu tượng. Nguyễn Ánh là “tà hương”, biểu tượng cho sự tàn khốc của sức mạnh chiến tranh, Ngọc Bình là “dị hương” biểu tượng cho vẻ đẹp thanh tao, lý tưởng của hòa bình và Trần Huy Sán là hiện thân khát vọng hòa bình, khao khát lưu giữ cái đẹp thanh cao. Dị hương thanh tao là niềm khát vọng của cả Ánh và Sán, nhưng trong trận chiến âm thầm giành người đẹp mỗi người lại lựa chọn một cách khác nhau. Ánh dùng sức mạnh tàn bạo cùng uy quyền của một vị chúa vương chiếm đoạt Ngọc Bình nhưng cái mà Ánh đoạt được chỉ là phần xác không vẹn toàn của Ngọc Bình. Ngọc Bình đẹp là vậy nhưng sau mỗi lần ân ái với Ánh vẻ đẹp thanh tao của Ngọc Bình biến mất, thế vào đó là vẻ “nhợt nhạt. Khô xác và thất sắc”. Còn Sán không quản nguy hiểm giành lấy cái đẹp, khi trong trận lốc bất ngờ tất thảy mọi người đang tranh giành “nhặt tiền đồng, trang phục vua quan, xống áo cái ướt, cái khô…, đến bươu đầu mẻ trán trong mù bụi. Chỉ riêng y lại chạy đuổi
theo cái yếm thắm chao liệng như cánh diều hồng trên không trung” [22,
tr.22]. Với tấm lòng chân thành của mình Sán tuy không có thể xác của Ngọc Bình nhưng hắn luôn có được dị hương thơm vấn vít của công chúa tỏa ra từ cái yếm thắm, dị hương chính là linh hồn của Ngọc Bình. Bởi vậy khi Sán chết, dị hương nơi yếm thắm đã cùng linh hồn thăng thiên và khi biết tin Sán chết Ngọc Bình cũng chết tức tưởi ngay trong cuộc ái ân hạnh phúc với Ánh. Dị hương thanh tao không thể hòa quện với tà hương nên Ngọc Bình tất yếu phải chịu một kết cục bi thảm: “Đức phi Ngọc Bình cảm thấy như tắc thở bởi mùi máu tanh tưởi và khét lạnh rợn ngợp của binh khí va chạm vào nhau. Nàng rung mình. Gân cơ co rút lại. Người thẳng đơ, cứng ngắc. Rồi thân thể
ngọc ngà từ từ lạnh ngắt…” [22, tr.43]. Cuộc chiến giữa Ánh và Sán là cuộc chiến kì lạ khi kẻ chiến thắng không dành được mục đích, người thất bại lại nắm giữ được phần thưởng cao quý. Qua đó, Sương Nguyệt Minh muốn nói đến sức mạnh đen tối khủng khiếp của chiến tranh, nó đi đến đâu là càn quét, đè bẹp, nuốt chửng cái đẹp, làm cho cái đẹp thanh bình chết tức tưởi. Đồng thời Sương Nguyệt Minh cũng lên tiếng tố cáo tội ác chiến tranh từ đó hướng con người đến với hòa bình, luôn gìn giữ nét đẹp thanh tao bằng tình cảm chân thành. Con người dị biệt trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh tuy có vẻ bề ngoài dị dạng, xấu xí nhưng đối lập với vẻ đẹp ngoài ấy là vẻ đẹp thuần thiết nơi tâm hồn họ. Sương Nguyệt Minh đặt những con người dị biệt bên cạnh những người có vẻ đẹp nhưng tâm hồn lại thiếu đi những tình cảm tinh tế để làm nổi bật vẻ đẹp của con người dị biệt. Mang lại cái nhìn sâu sắc trong bản thể mỗi con người chứ không phải là cái nhìn phiến diện nơi vẻ ngoài con người.
Bà chủ quán tiểu hổ trong truyện ngắn Nơi hoang dã đồng vọng là nhân vật tuy tần số xuất hiện ít trong tác phẩm nhưng lại mang lại những ám ảnh lớn trong lòng người đọc. Bà từng bị một con rắn mổ vào chân. Ga rô ngay, hút máu, uống thuốc kịp thời nhưng cái chân bị rắn cắn cứ teo dần đi. Bà nằm liệt giường, hố mắt trũng sâu, trắng dã, mặt trở nên lầm lì ít nói. Bà chủ quán là một nạn nhân bị hứng chịu những phản ứng tất yếu của tự nhiên khi quán tiểu hổ của bà là thủ phạm giam hãm và tiêu diệt lũ mèo. Như một kẻ bất động không còn chút sức lực phản kháng, bà bị lũ chuột tấn công, lũ chuột gặm cái chân gỗ đặt bên giường bà chủ, ba bốn con châu đầu vào chỗ chân teo để thi nhau gặm, gặm nham nhở, xương chìa ra trắng hếu… Đó phải chăng là những phản ứng của tự nhiên trước sự tàn độc của con người? Lão Trần trong truyện Đồi con gái lại dị biệt bởi cuộc đời lão bị che phủ bởi một làn sương mù dày đặc. Với lão, người ta đặt ra hàng chuỗi những câu hỏi mà không lời giải đáp. Trước đây, lão Trần từng là thợ săn cá Mõm Lợn nổi tiếng
nhưng người ta chẳng hiểu vì lý do gì mà lão giải nghệ lên bờ. Ban ngày lão mò mẫm đến miếu cô thần, thổ địa, hang động, giếng cổ để tìm kiếm một cái gì đó. Ban đêm lại dật dờ như ma đói đi lang thang ở rừng rậm, bãi cát thạch anh, ra đường xuyên đảo, miệng lẩm bẩm như phù thủy bắt quyết trừ tà, còn tay thì kéo hồ. Lão Trần có bộ tóc dài quá vai, dị mọ, lất phất như tóc đàn ông bộ lạc da đỏ ở Mêxicô. Ông chủ lò mổ trong Mùa trâu ăn sương lại được Sương Nguyệt Minh xây dựng như một nhân vật huyễn hoặc, quái dị. Đó là
một “ông già tóc bạc trắng, đôi chân liệt, buông thõng, tong teo, hai bắp tay
to như đô vật. Mặt choắt như mặt chuột. Mắt lóe sáng như mắt mèo. Câm
lặng. Chập chờn như bóng ma”. Bóng ma ấy là nỗi ám ảnh với nhân vật
“tôi”. Dường như có hình bóng nào đó thấp thoáng trong căn nhà đang nằm theo dõi, dường như mọi hoạt động, mọi suy nghĩ của “tôi” đều bị mổ xẻ, phơi bày và không thể qua được mắt ông già mắt mèo có gương mặt choắt, mái đầu bạc lòa xòa, cùng đôi chân bại liệt.
Những con người dị biệt không đơn thuần chỉ là thủ pháp nghệ thuật mà Sương Nguyệt Minh lựa chọn để làm tăng tính hấp dẫn cho tác phẩm mà đây là biểu hiện của cái nhìn nghệ thuật đa chiều, một cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống với những sáng tạo riêng. Qua kiểu nhân vật này, Sương Nguyệt Minh muốn gửi tới người đọc thông điệp: những con người bất hạnh ấy, dù họ có thể có những dị tật ngoại hình song sâu trong tâm hồn họ luôn chất chứa tình yêu thương đồng loại và thậm chí còn giàu đức hi sinh cao thượng hơn cả những con người lành lặn.