Quá trình tìm đến truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh

Một phần của tài liệu đặc điểm nhân vật, cốt truyện trong các tác phẩm sương nguyệt minh (Trang 27)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Quá trình tìm đến truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh

Cuộc đời run rủi đẩy Sương Nguyệt Minh đến với văn chương trên một hành trình cực nhọc, tê tái và nhiều khúc khuỷu. Anh sinh ra trong một gia đình Nho học ở một làng cổ Côi Trì thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ông nội làm chánh hội, giỏi chữ Nho, biết cả tiếng Pháp, trong nhà anh có nhiều hòm sách chữ Nho. Nhưng rủi thay, thời “cải cách ruộng đất” ông nội bị trói, bị giam cầm, bị đấu tố quy chụp là địa chủ cường hào lúc chờ đem đi bắn thì may mắn, cụ được thả. Gia đình anh được cởi oan và hạ xuống thành phần trung nông lớp dưới. Sau đó, ông nội anh âm thầm viết sách, hương sử, gia phả cho một số dòng họ. Đặc biệt, những chuyện tai nghe mắt thấy về

làng xã, dòng họ, về công cuộc “cải cách ruộng đất” với tư cách là người trong cuộc, cụ ghi chép lại với những ngẫm nghĩ bao dung, nhân ái “vì thời thế thế thời phải thế”. Và không hiểu sao, bằng cái nhìn “tiên tri thấu thị” của một con người thông thạo Nho học, cụ đã trân trọng viết vào trang cuối cuốn sách “Quyển này giao cho cháu Sơn… Le 26 – 3 năm Giáp Thìn (1964)”. Khi đó, cậu bé Sơn – nhà văn tương lai, cây bút truyện ngắn giàu nội lực, sung sức bây giờ, mới có 7 tuổi. Đó là một thứ hạt giống ươm mầm cho tài năng của nhà văn được đâm chồi, nảy nở.

Tháng 2 năm 1975, Sương Nguyệt Minh nhập ngũ, năm 1977 anh tham gia bảo vệ biên giới phía Tây Nam, sau đó làm nghĩa vụ quốc tế ở chiến trường Campuchia. Đây chính là lúc anh tích lũy nhiều vốn sống chuẩn bị cho thời điểm bùng nổ sáng tạo văn chương. Truyện của anh viết kỹ đến từng câu, từng chi tiết. Anh viết truyện, giống như chuẩn bị bước vào một trận đánh, lực lượng được chuẩn bị sẵn sàng, lúc nào cần tung ra, lúc nào đánh chiến thuật…, nhịp nhàng mà không cứng nhắc. Đó cũng là một cái duyên của Sương Nguyệt Minh vậy. Thỏa nguyện với nghiệp văn nhưng cuộc sống gia đình khó khăn, thiếu thốn khiến chàng văn sĩ trẻ không khỏi phân tâm trước nghề. Sương Nguyệt Minh bắt đầu nghiệp văn từ những năm 90, là người chịu khó “cày cuốc”, anh viết nhiều bài từ phóng sự dài kì hay bút kí đến tản văn. Dù cần mẫn, chăm chỉ, Sương Nguyệt Minh cũng chẳng đủ tiền để chăm lo cho gia đình. Vì thương vợ nên anh phải tạm lánh niềm đam mê chữ nghĩa để tính mưu sinh. Ban đầu, Sương Nguyệt Minh làm giàu bằng nuôi gà với mô hình “G – G – N” (Giường – Gà – Người). Mặc dù có nhiều tâm huyết với mô hình nhưng về mặt thực tiễn còn nhiều bất cập. Vì vậy, mô hình “G – G – N” thất bại. Chưa dừng lại ở đó, anh lại nghĩ ra nghề buôn trứng, bán cả hàng Underwear…, nhưng đều không thành công làm cho gia đình đã nghèo lại thêm phần túng thiếu. Lúc đó, Sương Nguyệt Minh mới nhận ra mình không biết cũng

không thể làm nghề gì khác ngoài làm nghề viết báo, viết văn và nghề văn đã chọn Sương Nguyệt Minh để anh không dễ dàng từ bỏ nó đến thế.

Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Sương Nguyệt Minh bắt đầu gửi truyện ngắn đến các báo nhưng bặt vô âm tín. Anh định từ bỏ nghiệp văn vì sự chán nản, mất kiên nhẫn. Nhưng mà anh không bỏ bút được. Truyện ngắn

Nỗi đau dòng họ đã lọt vào “mắt xanh” của nhà văn Nguyễn Khắc Trường và

ra mắt bạn đọc vào tháng 8 năm 1992 trên Tạp chí Văn nghệ Quân Đội. Truyện ngắn được in đã gây ấn tượng mạnh trong dư luận. Nội dung truyện xoay quanh những mâu thuẫn trong hai dòng họ: đánh nhau, chia phe, xây đình riêng… Niềm vui chưa được bao lâu thì một vài người đọc được đã đem về làng anh cho mọi người xem. Chuyện hiểu lầm bắt đầu từ đây. Đơn kiện cáo ào ào bay từ quê ra Hà Nội. Chuyện có vậy nhưng cũng phải mất ba năm Sương Nguyệt Minh mới dám trở lại làng. Bốn năm sau cái rắc rối đó, Sương Nguyệt Minh chính thức được giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội và đến cuối năm 1997, anh chuyển công tác về đây làm biên tập viên phần văn xuôi.

Mang trong mình tình yêu quê hương tha thiết, vì vậy Sương Nguyệt Minh viết gì cũng không ra khỏi làng quê Ninh Bình của anh, nơi có Đầm Vạc, núi Ngọc Mỹ Nhân, có làng Sơn Hạ, nơi các câu chuyện diễn ra hay những con người từ đó tha hương đều được vào trong các truyện ngắn. Đọc truyện của Sương Nguyệt Minh một cách có hệ thống, người đọc có thể nhận thấy anh có lối dẫn chuyện không cầu kỳ, không vòng vo nhưng có sức lôi cuốn bởi chính những chi tiết rất sống động, lối viết có hồn, có duyên. Mà mỗi người khi đọc xong đều thấy mảnh đất đó mang đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng. Đọc truyện ngắn Mây bay cuối đường ta thấy được thấm đượm tình yêu quê hương của tác giả qua cảnh sắc thiên nhiên “gió núi thổi rười rượi kéo những đám mây màu xám nặng nề bay trên mặt đầm đang thẫm

đẫm dần. Tiếng mõ gọi trâu lóc cốc lẫn trong tiếng sáo réo rắt từ chân núi vọng đến. Người thôn quê lam lũ ở đồng cỏ, thung Dâu, mặt đầm…, đang lục

đục kéo nhau về. Các quán cóc xập xệ ven đường đã lên đèn”. Không chỉ

dừng lại ở miêu tả cảnh sắc mà quan trọng hơn là anh còn mổ xẻ bi kịch con người âm thầm, trôi chảy ở khắp các hang cùng ngõ hẻm nơi vùng quê yêu thương. Bằng ngòi bút chân thực của mình, anh đã nhìn thấy sự ngổn ngang, thăng trầm trong mỗi số phận người nông dân, những vùng tối – sáng của nông thôn Việt Nam trong những năm chuyển đổi cơ chế được thể hiện trong các truyện ngắn: Bản kháng án bằng văn, Mây bay cuối đường, Nơi hoang dã

đồng vọng… Đọc những truyện ngắn này, chúng ta cảm nhận được sự thay

đổi từng giờ, từng ngày ở làng quê mình, dần dần những cánh đồng, bờ ao, những con trâu, con bò biến mất nhường chỗ cho những khu công nghiệp, những thị trấn đang mọc lên theo định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Những người nông dân đều có khát vọng đổi đời nhưng cố gắng càng khiến họ rơi vào bi kịch .

Xuất thân từ một nhà văn mặc áo lính với những ngày tháng sống và chiến đấu gian khổ nơi chiến trường. Chiến tranh là đề tài không thể thiếu trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh nhưng anh không khai thác sự khốc liệt nơi chiến trường khói lửa mà đi sâu vào nỗi đau hậu chiến để lại. Chúng ta bắt gặp một loạt những hình ảnh người lính trở về. Tưởng chừng như sau chiến tranh, những người lính còn sống sót là niềm vui bất tận không chỉ với họ mà còn cả với người thân. Nhưng thật không ngờ rằng, khi trở về người lính mới nhận ra rằng đời thường đôi khi chứa nhiều sóng gió, phức tạp, đau đớn không kém ở chiến trường. Nó không giết người như ở chiến tranh nhưng nó lại hủy hoại những người lính về mặt tinh thần để khiến người ta gục ngã không gượng dậy. Đó là cô Mây lê nạng gỗ về nhà sau chiến tranh thảm khốc đúng cái ngày người yêu đi lấy vợ (Người ở bến sông Châu), hay đó là anh bộ

đội (Đêm làng Trọng Nhân) háo hức trở về quê hương của mình với gương mặt quái dị không dám nhận cha, nhận vợ. Nhà văn đã xoáy sâu vào nỗi đau trong tâm trí mỗi nhân vật để nhân vật từ từ trải nghiệm với cuộc sống đời thường. Qua đó, chúng ta thấy được nét đẹp trong con người họ với tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh cao cả luôn đem hạnh phúc đến cho người khác. Mây đã vượt qua được lòng ích kỷ của bản thân để đến bên cuộc hôn nhân của người yêu cũ, giúp vợ anh qua cơn vượt cạn hiểm nghèo. Trường đã quyết định ra đi để anh không trở thành gánh nặng của gia đình, để mọi người được hưởng hạnh phúc. Hình ảnh những con người cao đẹp như Mây và Trường mãi được tỏa sáng.

Chiến tranh mà thế hệ hôm nay biết được phần nhiều mang vẻ bi tráng hào hùng. Sự thật là chiến tranh còn bi thảm hơn nhiều lần những gì mà các nhà văn viết. Sương Nguyệt Minh không hề né tránh hiện thực, có sự nhận thức mới về nỗi đau của người phụ nữ, của hậu quả do chiến tranh để lại. Sự mất mát đau thương của chiến tranh không chỉ trong quá khứ, mà nó đang âm ỉ ngấm dần vào hiện tại mà người phụ nữ phải gồng mình lên để vượt qua. Người đọc không thể không day dứt, trăn trở về nỗi đau của cô Sao trong truyện Mười ba bến nước. Cô chỉ sống với chồng một đêm tân hôn chưa trọn vẹn thì đã phải chia tay kẻ Bắc người Nam. Chờ đợi khắc khoải, đằng đẵng với nỗi nhớ chồng, thèm chồng rất đàn bà con gái: “Tôi lôi cái áo cũ bạc màu

của chồng ra ấp vào mặt, nỗi nhớ càng nôn nao, da diết hơn…”. Hết chiến

tranh, chồng cô Sao may mắn trở về. Cô sinh liền năm lần thì cả năm lần đều là những cục thịt đỏ hỏn. Lúc xa chồng, bao điều dị nghị oan ức, chỉ mong chiến tranh về để được giải oan. Những tưởng tháng ngày tủi nhục của cô chấm dứt. Nào ngờ hậu quả chiến tranh chất độc da cam ngấm sâu vào máu thịt chồng đã phá hủy ước mơ hạnh phúc, gia đình tan nát. Với người phụ nữ thì còn gì đau khổ hơn sự thật này. Nhưng vì đức hi sinh cao cả, cô Sao đã chấp nhận hi sinh bản thân để lấy vợ mới cho chồng còn mình thì lặng lẽ sang sông về

nhà mẹ đẻ. Nhưng cuộc đời đâu có buông tha cô, những tưởng đời người phụ nữ chỉ có mười hai bến nước, nào ngờ còn bến thứ mười ba. Khi nghe tin vợ mới của chồng đẻ con quái thai bỏ đi, mẹ chồng và chồng đau ốm. Cô đành gạt khổ mà đi tiếp bến nữa bởi “anh cũng đang cần tôi”. Quay về, chấp nhận hi sinh phần còn lại của cuộc đời, không dễ gì ai cũng chấp nhận hi sinh như vậy. Chỉ có tấm lòng nhân hậu, bao dung độ lượng mới vượt qua được hoàn cảnh nghiệt ngã ấy. Đây là giá trị nhân văn cao cả mà Sương Nguyệt Minh muốn người đọc cảm nhận và trân trọng những nhân vật của anh.

Bước ngoặt trong hành trình sáng tác của Sương Nguyệt Minh được đánh dấu bởi sự ra đời của tập truyện ngắn Dị hương. Với tập truyện ngắn này Sương Nguyệt Minh đã kể lại những câu chuyện tình yêu dài bất tận có đầy

đủ hỉ, nộ, ái, ố rất con người cũng rất đời thường. Người đọc dễ dàng nhận

thấy được không gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Dị hương được trải rộng, từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai. Là anh đạo diễn phim trong

Đêm mùa hạ tuyết rơi đến cô gái mang hai dòng máu Việt Nam – Campuchia

trong Bên dòng sông Tonle Sáp, người đàn bà chủ lò mổ trâu trong Mùa trâu

ăn sương đặc biệt là không gian mênh mông chiến trận, núi non hơn 200 năm

trước của vua Nguyễn Ánh và công chúa Ngọc Bình. Dường như bước chân của nhân vật được trải xa hơn, họ bước ra khỏi làng quê chật chội tù túng của thôn xóm. Ngòi bút của Sương Nguyệt Minh đã dẫn họ đi khắp nơi lên rừng, xuống biển, về thành phố và cả ngược về quá khứ lịch sử xa xăm.

Khác hẳn với những tập truyện ngắn trước của mình, đến tập truyện ngắn Dị hương, Sương Nguyệt Minh đã thực sự bước sang dòng văn chương kì ảo. Đó là một nhà văn đầy bản lĩnh, dữ dội, kiêu hãnh, trẻ trung và phiêu. Có thể nói, Dị hương là một dòng chảy lãng mạn huyền bí được phóng đại lên chiều kích hiện thực thông thường, dẫn người đọc bước vào một mê cung huyền bí. Với quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ cho sự nghiệp sáng tạo nghệ

thuật, cho đến nay, anh đã cho ra đời sáu tập truyện ngắn, một tập bút kí, một tản văn và một tiểu thuyết, gặt hái được nhiều giải thưởng. Thành công và tài năng của Sương Nguyệt Minh là điều ai cũng phải thừa nhận nhưng dường như đó không phải là một thứ đỉnh cao khiến anh có thể thỏa mãn. Vì vậy mà anh luôn chịu khó quan sát, cặm cụi viết bằng một thái độ nghiêm túc cộng với tài năng thiên phú để cho ra đời những tác phẩm đỉnh cao được đông đảo bạn đọc đón nhận.

Nằm trong sự vận động chung của truyện ngắn Việt Nam đương đại, truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh có sự đổi mới, cách tân không chỉ thể hiện qua đề tài, nội dung phản ánh mà còn thể hiện qua phương thức nghệ thuật. Trong tác phẩm của mình anh sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của truyện ngắn hiện đại như kết thúc bỏ ngỏ, độc thoại nội tâm, sử dụng huyền thoại…

Tiểu kết

Cùng với sự vận động đi lên của xã hội, văn học Việt Nam sau 1975 có nhiều khởi sắc mà trong đó truyện ngắn được đánh giá là thể loại tiên phong. Đã có nhiều tác giả truyện ngắn thành công trên nhiều phương diện như lối viết, cách viết mới mẻ, đa dạng, đa chiều phù hợp với thực tế bề bộn ngổn ngang và đầy biến động của xã hội Việt Nam đương đại. Các kĩ thuật viết truyện ngắn ngày càng được chú ý khi các tác giả luôn có ý thức tìm tòi đổi mới nhất là về mặt nghệ thuật. Trong sự thành công của thể loại truyện ngắn thời kì này có đóng góp không nhỏ của những nhà văn mặc áo lính, trong đó Sương Nguyệt Minh nổi lên như một tên tuổi sáng giá.

Là một nhà văn được rèn luyện trong môi trường quân đội, hiểu và cảm nhận được sâu sắc về người lính. Là người con của miền quê bán sơn địa yêu thương và hiểu hơn ai hết về làng quê mình. Là một nhà văn giàu kinh nghiệm trong nghề. Chừng ấy con người trong một Sương Nguyệt Minh đã

sống và đi qua chiến tranh, đi qua đổi mới là cơ sở để nhà văn nhào nặn lên những tác phẩm xuất sắc. Các sáng tác của Sương Nguyệt Minh luôn đồng điệu trong sự vận động và phát triển của truyện ngắn Việt Nam đương đại nhưng cũng mang một vẻ đẹp riêng biệt của phong cách Sương Nguyệt Minh.

CHƯƠNG 2

NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SƯƠNG NGUYỆT MINH 2.1. Khái niệm nhân vật văn học

Nhân vật văn học là một trong những thành tố quan trọng để cấu thành nên một thành phần văn học. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm khác nhau về nhân vật văn học. Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Nhân vật văn học là những người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có cũng có thể không có tên riêng. Nhân vật văn học có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Nó là “một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó

với con người có thật trong đời sống” [11, tr.235].

Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử, nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử. Vì tính cách là kết tinh của môi trường, nên nhân vật văn học người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế, nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm. Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu

Một phần của tài liệu đặc điểm nhân vật, cốt truyện trong các tác phẩm sương nguyệt minh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)