6. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Nhân vật cô đơn
Cô đơn là một trạng thái đặc biệt của con người trong đời sống. Cô đơn vừa thể hiện sự lẻ loi, đơn chiếc tự bản thể, vừa là trạng thái tâm lý của con người cảm thấy lẻ loi, cô đơn, khi rơi vào hoàn cảnh bị cắt đứt khỏi những mối dây liên hệ với cộng đồng. Hình tượng con người cô đơn là sự kết tinh “ý
đồ tư tưởng của nhân văn”, một hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa nhân văn
sâu sắc, thể hiện mối quan hoài của người cầm bút, của nền văn học về số phận con người - vấn đề cốt lõi của khoa học nhân văn, của văn học nghệ thuật. Trong văn học thế giới, hình tượng con người cô đơn xuất hiện rất sớm và đến nay đã trải qua một chặng đường dài từ Tây sang Đông, từ cổ đến kim với vô vàn cách nhận thức, phản ánh khác nhau ẩn chứa những thông điệp của nhà văn về thế giới, về con người và trở thành một giá trị nhân văn độc đáo. Trong văn học Việt Nam, hình tượng con người cô đơn đã xuất hiện khá sớm. Những tài năng lớn của văn học dân tộc, những cá tính mạnh mẽ “vượt khung
thời đại” như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Công Trứ, Tú Xương…, dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của ý thức hệ phong kiến và có cố khép mình với thời đại, nhưng vẫn không tránh khỏi cô đơn, vẫn nhìn thấu, vẫn thấm thía nỗi cô đơn của mình. Đến những năm 1945 - 1975, phát triển trong môtíp hoàn cảnh đặc biệt: cả dân tộc phải gồng mình chống chọi với hai cuộc chiến dai dẳng, khốc liệt: chống Pháp và chống Mỹ, văn học phải dồn sức phục vụ kháng chiến. Sự nghiệp cách mạng, kháng chiến đòi hỏi văn học đề cao ý thức cộng đồng, ý thức công dân, khẳng định con người đoàn thể, tập thể. Con người cá nhân hầu như không được quan tâm và do đó con người cô đơn cũng vắng bóng thậm chí trở thành vùng cấm kị trong văn học.
Trong không khí đổi mới, dân chủ của đời sống xã hội và văn học sau 1975, đặc biệt sau 1986, sự xuất hiện của hình tượng con người cô đơn là một
trong dấu hiệu chuyển đổi cơ bản của văn học. Những biến động lớn lao của hiện thực đời sống xã hội, cảm quan bất an trước thời điểm nhiều xáo trộn, rạn vỡ…, là cơ sở tạo ra trạng thái cô đơn của con người. Quan tâm đến con người cô đơn, đó có thể được coi là nhu cầu tất yếu trên con đường tìm lại chính mình với ý nghĩa một khoa học về con người. Càng ngày, hiện tượng con người cô đơn càng đa dạng, phong phú, càng thu hút được sự quan tâm của các nhà văn và tạo được sự hấp dẫn, ám ảnh đối với đông đảo công chúng tiếp nhận. Nền văn học hiện đại của chúng ta đã chứng kiến sự thành công của những cây bút truyện ngắn xuất sắc viết về con người cô đơn như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư… Mỗi nhà văn, bằng cách thức khác nhau đã đi vào khám phá các khía cạnh của sự cô đơn trong tâm hồn con người.
Trước hết, con người cô đơn ngay trong chính gia đình, giữa những người thân yêu, ruột thịt của mình. Nói đến con người cô đơn, nhiều nhà nghiên cứu và công chúng đều nhắc đến Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp. Theo Phùng Văn Tửu: Tướng về hưu đã đem đến cho văn học Việt Nam một “hơi góc lạ” đó là cái cô đơn. Có thể nói, hầu hết các nhân vật trong truyện đều cô đơn. Mỗi người một kiểu, nhưng tất cả đều không thoát khỏi sự cô đơn, đều cảm thấy lạc lõng ngay chính giữa người thân và cuộc sống gia đình mình. Điển hình là ông tướng Thuấn - một vị tướng về hưu, được dân làng nể phục, ngưỡng vọng là “hình ảnh của niềm vinh dự, tự hào”, được con cái kính trọng “cha là tướng về hưu cha vẫn là tướng”, được sống cùng gia đình trong “một biệt thự đẹp, cuộc sống đầy đủ”, những tưởng ông tướng về hưu sẽ sống hạnh phúc, thanh thản ấm cúng giữa những người thân yêu, nhưng ngược lại, vị tướng luôn cảm thấy phải sống giữa mảnh đất xa lạ. Ông không hiểu được các con ông, cháu ông, những người ruột thịt của ông. Và bởi vậy, lúc nào ông cũng cảm thấy hoang mang “Sao tôi cứ như lạc loài?”. Suốt một thời chinh chiến, đã tạo nên ông Thuấn giản đơn về nguyên tắc
“bình quân là lẽ sống”. Giờ đây, trở về với đời sống xô bồ, phức tạp giữa đời thường thời hậu chiến, vị tướng không khỏi lạ lẫm trước những quy luật thường tình của cõi nhân sinh. Không có khả năng nhận thức, không có sự chuẩn bị và không thể “cải tạo” mình để hòa nhập với hoàn cảnh sống.
Tiếp nối Tướng về hưu, hàng loạt tác phẩm đều đề cập đến nỗi cô đơn của con người một khi không tìm được sự hòa nhập với môi trường sống đặc biệt trước sự phá sản của các giá trị truyền thống như gia đình. Ma Văn Kháng – một trong những cây bút tiên phong, có những đóng góp lớn trong giai đoạn tiền đổi mới rất quan tâm đến chủ đề này. Trong nhiều tiểu thuyết
như Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng
nước lũ, Chó bi - đời lưu lạc…, và hàng loạt tập truyện ngắn khác, Ma Văn
Kháng đã thể hiện vừa tinh tế, vừa sâu sắc thấm thía những trạng thái cô đơn đến rơi rụng của con người trong muôn mặt đời thường. Tự trong Đám cưới
không có giấy giá thú luôn phải đối mặt với cô đơn. Anh cô đơn ngay giữa
trường học của mình khi những kẻ nắm quyền cậy thế ghen ghét, đố kỵ với những người tài năng, cô đơn giữa đồng nghiệp. Cô đơn giữa dòng đời khi tất cả mọi người đều bị cuốn vào dòng xoáy của tiền bạc, lợi lộc, thực dụng, học trò thì “lỗ mãng, trâng tráo, đểu giả” hoặc biến thành những kẻ lưu manh. Trở về nhà, Tự cô đơn ngay chính trong đời sống vợ chồng vì Xuyến (vợ anh) đã trở thành kẻ lăng loàn, coi thường anh. Nhiều lúc “anh ôm chặt ngực mình và cảm thấy đã xảy ra một cơn hụt hẫng khủng khiếp, từ bên trong anh, khiến
anh rơi vào trạng thái vừa đau đớn, vừa hoang mang”. Nỗi cô đơn của Tự là
một nhân cách cao đẹp, vượt trội, một khi không chịu đánh mất mình, không chịu hòa nhập vào cái tầm thường hèn hạ.
Hòa vào xu thế đổi mới chung trong quan niệm nghệ thuật về con người, nhà văn Sương Nguyệt Minh cùng với nhiều nhà văn khác đã dành nhiều truyện ngắn để viết về kiểu con người cô đơn, góp thêm một phát hiện
không mới nhưng lạ để làm phong phú thêm cho một kiểu loại nhân vật.
Con người trong thế giới truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh cô đơn đến tột cùng. Các cặp nhân vật hiện lên vênh lệch trong tác phẩm. Nỗi cô đơn được Sương Nguyệt Minh khám phá trên nhiều bình diện, nhiều hoàn cảnh trạng thái khác nhau của nhiều kiểu người trong xã hội. Dường như cô đơn đã trở thành một trạng thái tâm lý phổ biến của con người thời hiện đại. Hiện thực ấy được ghi lại trong văn Sương Nguyệt Minh đầy xót xa. Người lính già trong truyện ngắn Cha tôi trở về sau hơn chục năm mặc áo nhà binh, cầm súng chiến đấu hết chiến trường miền Nam khói lửa lại đến chiến trận Campuchia đạn bom. Khi rời quân ngũ, người cha về nhà với: “một ba lô quân phục màu cứt ngựa. Hai đôi giầy đen một cũ một mới. Một mũ kê pi. Chín cái huân, huy chương đỏ rực, vàng chóe. Một đôi dép đúc mòn vẹt gót”
[22, tr.180]. Trong khi đó vợ con ông thì hàng ngày cưỡi xe @, mặc áo hai dây, không biết nấu ăn, chỉ quen đồ hiệu. Chính từ sự trái ngược ấy mà cha trở nên lạc hậu, trở thành vật cản khó chịu trong cuộc sống thường ngày của những thành viên trong gia đình. Trở về, không thể chấp nhận lối sống ấy, người cha “thiết quân luật” chặt chẽ lập lại lối sống xưa nhưng đã nhận được sự phản ứng mạnh mẽ của cậu con trai mà ông rất mực yêu quý: “Thôi cha! Đừng bao giờ nói với con về những ngày tháng cha đi bộ đội. Thời oai hùng xa lắm rồi ạ…chẳng có gì cả! Con nói là, tôi nhấn mạnh từng chữ, con ghét cha và cả những điều cha nghĩ, những điều cha làm. Cha đã biến cả nhà ta
thành trại lính” [22, tr.193]. Sự cô đơn của người cha xuất phát từ sự mâu
thuẫn của lý tưởng cao đẹp một thời quá khứ hoàng kim và một sự thật trần trụi của thời hiện tại. Một người luôn được đặt trong “bầu không khí vô trùng” nhưng ông sẽ không có đủ sức để đối chọi với những con virút gây bệnh đang lan tràn khắp xã hội hiện đại và trong tâm hồn mỗi con người. Những người lính cảm thấy vô cùng thất vọng bởi những thuần phong mỹ tục,
những giá trị tình cảm gia đình bị mai một. Mọi nỗ lực để cứu vãn thực tại của họ đều không thành và họ trở thành người thất bại ngay tại cuộc chiến đời thường. Ở những con người này, sự cô đơn là cảm giác thường trực luôn giày vò tâm can họ.
Bên cạnh những con người “lạc loài”, trong văn chương của Sương Nguyệt Minh còn xuất hiện cả những con người “lạc chốn”. Nhân vật người mẹ già trong Những vùng trời của họ đã vất vả nuôi thằng con trai ăn học trở thành tiến sĩ và may mắn hơn là lấy được cô vợ con nhà giàu, bố là thứ trưởng. Ra thành phố vừa là để đỡ đần con vừa là hưởng phúc lộc tuổi già cho bõ những ngày tháng nuôi con ăn học. Vốn sinh ra ở làng quê nghèo “Sát chân núi heo hút lắm, đường lên phố huyện dài dằng dặc, không điện thắp sáng, chẳng điện thoại, năm nào cũng đói ăn vài ba tháng, năm nào cũng bão gió quật tơi bời. Nhà mái tranh nền đất. Tường trình đất. Cổng đất. Sân đất. Chân đất. Tối đi ngủ, chẳng rửa ráy, co hai bàn chân phủi vào nhau rồi lăn
ra chõng tre ngủ từ tối đến sáng”, nay được ra Hà Nội sống cùng con trai
trong một ngôi nhà “bốn tầng mặt phố lớn, còn cả gara ô tô, mảnh vườn nho
nhỏ trồng cỏ Úc, cây cỏ, hòn non bộ và vòi phun nước” [20, tr.155]. Sống
trong ngôi nhà đầy đủ tiện nghi chẳng thiếu thứ gì trừ tình thân. Bà chỉ được xếp ngang hàng với con cẩu già mang từ quê ra và tất nhiên là không được coi bằng con lông xù của cô chủ. Sống cùng con trai, nàng dâu mà bà cảm thấy cô đơn đến tột cùng nhiều lúc muốn bỏ quách về quê nhưng ở quê ruộng vườn giờ đã tan hoang, mà ở lại thành phố bà cảm thấy mình là kẻ lạc loài không biết khi nào sẽ bị số phận chung như con cẩu già phải ăn những hạt gạo màu đỏ diệt chuột mà cô chủ lén cho vào thức ăn của chó.
Xã hội phát triển, con người bị quấn vào guồng quay chóng mặt để rồi mỗi người bị văng ra một khoảng không riêng biệt. Con người sống quá ích kỷ, luôn chạy theo dục vọng cá nhân để rồi tự nhấn chìm trong dục vọng ấy
và tự tay giết chết tình cảm thiêng liêng gắn kết con người. Gia đình không còn là tổ ấm nuôi dưỡng những tình cảm thiêng liêng cao quý nữa mà chỉ còn là những ích kỷ cá nhân. Là người luôn nhạy bén với thời cuộc, đi sâu vào mọi ngõ ngách sâu thẳm nơi tâm hồn con người, Sương Nguyệt Minh cũng hướng ngòi bút của mình đến vấn đề nóng của xã hội. Đến với truyện ngắn
Đêm thánh vô cùng, Sương Nguyệt Minh đã đưa người đọc vào không gian
gia đình hiện đại nơi phố thị phồn hoa. Nhìn bề ngoài đó là gia đình hạnh phúc nhiều người thèm khát. Đó là gia đình có người chồng thành đạt, người vợ giỏi giang, hai đứa con một trai, một gái khỏe mạnh, thông minh. Tổ ấm của họ tưởng chừng ấm áp hơn khi đó là một ngôi biệt thự sang trọng, đầy đủ tiện nghi. Thế nhưng, bước vào không gian bên trong ngôi biệt thự ấy không phải ấm áp như cái vỏ bề ngoài của nó, đó là một không gian lạnh lẽo đến gai người, nó khiến người đàn ông cảm thấy cô đơn, xa lạ ngay trong chính ngôi nhà của mình. Đặt bối cảnh câu chuyện sau chuyến công tác xa trên đường về xảy ra sự cố máy bay khiến anh tưởng chừng như không thể trở về. Và thật may mắn, khi tử thần không lấy mạng sống của những người đi trên chuyến bay ấy. Anh trở về nhà trong tâm trạng bồi hồi, đầy ắp thương yêu những mong nhận được niềm sung sướng nở rộ trên môi vợ con, nhưng cái mà anh nhận được chỉ là cái nhìn vô cảm của những người mà anh thương yêu nhất. Vợ con anh đã dội một gáo nước lạnh buốt dập tắt ngọn lửa hi vọng yêu thương trong trái tim anh. Bao nỗi tuyệt vọng trào dâng trong lòng anh và anh nhận ra một sự thật tê tái lòng: “Còn thằng tôi, tôi đã hình dung ra môt cái ao tù đọng ngay trong chính ngôi nhà mình. Máy bay có chậm giờ đổi chuyến. Máy bay có dừng bay hôm nay, ngày mai, mãi mãi cũng chẳng làm tôi suốt ruột mong ngóng. Nếu có chút lo lắng cũng chỉ là nỗi sợ mất việc làm. Ước mong một cái nhìn đằm thắm của vợ, một cử chỉ suồng sã hay quấn quýt đầm ấm của con vẫn xa vời. Có khi sợ về nhà. Lâu ngày, ngụp lặn trong lạnh lùng,
vô cảm, sống cũng quen dần” [22, tr.82]. Với những đoạn hội thoại ngắn giữa những thành viên trong gia đình lột tả sự lạnh lùng vô cảm của người vợ và những đứa con thì những đoạn nội tâm là những khoảng lặng trong tâm hồn người đàn ông với nỗi cô đơn đến tuyệt vọng. Nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Đêm thánh vô cùng là con người cô đơn nhất của mọi kiếp cô đơn, còn nỗi cô đơn nào lớn hơn sự cô đơn ngay chính trong ngôi nhà của mình khi đang sống bên cạnh người thân. Nhân vật “tôi” trong truyện Cái nón mê thủy chóp cũng buồn chán và đau khổ thốt lên: “Tôi cô đơn trong chính ngôi nhà
của mình”. Cô đơn dù bên cạnh vẫn là vợ và con, những người gần gũi và
thân thiết nhất. Ra thành phố, vợ anh không phải là chị Tèo quê mùa nữa. Tèo quê mùa đã trơn “lông đỏ da”, làm “khối anh chết mê chết mệt” nhưng đáng buồn là ở chỗ Tèo trở thành kẻ vô tâm, ăn nói đoảng, suy nghĩ nông cạn, chạy theo thói trưởng giả phù phiếm: coi thường kỷ vật, quát tháo người ăn kẻ ở…, còn các con anh thì bài vở ngập đầu, xong chúng lại lao đầu vào thế giới internet ảo ảnh, mơ hồ quên đi cuộc sống thực tại. Anh đã xây nhà còn vợ anh thì không xây tổ ấm, bởi vậy căn nhà của anh trở nên vô hồn, lạnh ngắt. Sống trong hoang mạc lạnh buốt anh Bần đau khổ với nỗi cô đơn thấu tâm can “Tôi không khóc mà nước mắt trào ra. Tôi buồn chán. Tôi cô đơn ngay trong chính
ngôi nhà mình” [22, tr.211]. Nhân vật tôi của Đêm mùa hạ tuyết rơi cũng là
trường hợp tương tự. Đắm chìm trong tình yêu, ngập hồn trong hạnh phúc để trái tim bị cào toạc bởi ký ức miên man đang ùa về trong tâm thức cô bạn gái. Kí ức đẹp về đôi tình nhân hoan lạc dưới ánh trăng biển, sao băng, gió mặn mòi, con thuyền thúng câu mực…, chỉ có điều chàng hiệp sĩ trên thảo nguyên kia không phải nhân vật tôi mà là một gã tình nhân khốn nạn nào đó. Tưởng là một đêm thực sự bình yên và an lành nhưng thực sự lại là sự mất mát và nỗi cô đơn trong tâm hồn “Tôi thực sự hoang mang. Mắt nổ hoa cà hoa cải. Tôi không hề có một đêm như thế! Và hiệp sĩ? Hiệp sĩ trên thảo nguyên kia là cái