6. Cấu trúc của luận văn
3.3.1.1. Tình huống nghiêng về hành động
Đây là tình huống chiếm số lượng khá nhiều trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh như: Cha tôi, bên dòng Tonle Sap, Tha phương, Mùa trâu ăn
sương, Mây bay cuối đường… Sương Nguyệt Minh đã đẩy các nhân vật vào
trong cảnh ngộ éo le, những tình thế khó xử, hay sự bế tắc, sự cùng quẫn, sự thất bại và bất hạnh của nhân vật nhờ đó phẩm chất, tính cách được bộc lộ một cách rõ nét.
Bên dòng Tonle Sap, việc tạo dựng tình huống Kiên bắt gặp Chương
yêu Saly trong hoàn cảnh không được phép xảy ra. Kiên đã báo cáo với cấp trên về chuyện đó vì sự ích kỷ và chút đố kỵ. Khi Chương lặng lẽ chuyển sang đơn vị khác không nói lời chia tay với Saly cũng có thế coi là tình thế trong truyện ngắn. Trước tình thế đó, Kiên chạy đi báo cho Saly biết để Chương và Saly có thể gặp nhau. Như vậy, được đặt trong các tình thế khác nhau, nhân vật Kiên đã thể hiện sự cao thượng của mình. Ở đây tư tưởng tình cảm của nhân vật đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực.
Nhân vật Mây trong Người ở bến sông Châu luôn phải trăn trở với những tình thế lựa chọn đầy éo le, từ khi bước chân về bến đò quê hương sau những năm tháng tham gia chiến trận. Tình huống đầu tiên mà Mây phải đối mặt là đám cưới của San và lời đề nghị “làm lại từ đầu” của San, tiếp theo là tình huống vợ San khó đẻ và đang trong trạng thái nguy kịch nên Mây phải đỡ đẻ cho vợ của người yêu mình… những tình huống ấy được đặt vào tác phẩm như những bản lề then chốt mà tác giả giải quyết thế nào sẽ làm bật lên tính
cách nhân vật thế đó. Với ngòi bút thấm đẫm chất nhân văn, Sương Nguyệt Minh cho nhân vật lựa chọn điều thua thiệt về mình sau những dằn vặt khôn nguôi. Những hành động của Mây trước các bài toán cuộc đời đều thể hiện một cách thống nhất tính cách đầy vị tha của cô. Từ đó, nhà văn gửi gắm một niềm tin ấm áp vào những người lính, vào người phụ nữ, vào cuộc đời. Còn
Tha phương, việc tạo dựng nên tình huống chàng trai bắt gặp ngươi yêu của
mình, người mà đã bỏ anh đi không một lời giải thích giờ đấy đã là “bồ nhí” của ông chủ thầu đã đẩy xung đột lên tới đỉnh điểm.
Ngoài ra, Sương Nguyệt Minh còn dựng lên những mâu thuẫn xung đột không đồng nhất trong đời sống tâm lí nhân vật, đặc biệt là mối giằng xé, mâu thuẫn nội tâm giữa lí tưởng, ước mơ, hoài bão với hiện thực và cuộc đời. Suy nghĩ của nhân vật tôi trong Mùa trâu ăn sương luôn ấp ủ cái mộng văn chương bằng việc hoàn thành cái luận văn thạc sĩ văn học và luôn muốn cho ra đời một tác phẩm để đời thật ưng ý nhưng sau đó anh lại tự chất vất lương tâm về việc chọn lựa một cái nghề không liên quan gì đến văn chương, nghề: đồ tể giết trâu, và thảm hại hơn là anh phải làm những việc thật hèn hạ nhằm thỏa mãn nhu cầu của bà chủ lò mổ. Nhưng điều đáng trân trọng ở con người này chính là anh đã dám nhìn thẳng vào sự thật và để cho lương tâm tự lên án trong sự day dứt, giằng xé tâm can.
Để khám phá bản chất của nhân vật, Sương Nguyệt Minh còn đặt nhân vật của mình vào những tình huống mang kịch tính cao. Kịch tính không chỉ làm cho tác phẩm tăng thêm phần hấp dẫn mà sẽ tạo ra điểm thắt nút trong cốt truyện, ở đó tâm lý, tính cách của nhân vật và cả dụng ý của nhà văn cũng được soi sáng. Trong Bản kháng án bằng văn, nhà văn không lập tức đưa ngay nhân vật vào cao trào như ở tác phẩm Đàn bà, mà để cho câu chuyện diễn biến từ từ trước khi bước vào đỉnh điểm mâu thuẫn. Bắt đầu từ việc Đêvít Can mở một công ty liên doanh, cả gia đình nhân vật “tôi” chạy theo
cuộc sống thời thượng. Ngay cả người cha từ chiến trường trở về cố làm mọi thứ trở lại nề nếp như xưa nhưng mọi cố gắng của ông đều là vô ích. Mâu thuẫn bắt đầu tăng cao, không ai chịu được cách sống của ai. Rồi những sự kiện đau lòng bắt đầu xảy ra khi ĐêVít Can ấn tiền vào tay bắt đi bỏ cái thai trong bụng, sau đó “tôi” chứng kiến cảnh mẹ kế của mình – dì Hảo ân ái với Đêvít Can. Đỉnh điểm của bi kịch là nhân vật “tôi” đã đâm chết tên “Sở khanh” đốn mạt, khiến dì Hảo hoảng sợ lao ra lan can, ngã xuống tầng một. Tình huống truyện mỗi lúc một đẩy lên cao và kết thúc bằng cái chết của hai nhân vật. Xây dựng câu chuyện đầy kịch tính, nhà văn muốn phản ánh một phần hiện thực đáng buồn của xã hội từ những chuyện xảy ra trong một gia đình cụ thể. Kết cục của câu chuyện là kết quả tất yếu của việc con người thiếu tỉnh táo khi đối diện với nhiều cạm bẫy cuộc sống.
Nhìn một cách tổng thể, xung đột trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh khá đa dạng, các xung đột mang những tình huống giàu kịch tính, có xung đột không hiện ra mà ẩn sâu trong tâm hồn nhân vật và mỗi nhân vật đều mang một bi kịch do chính nó đem lại nhưng lại khó có thể bứt phá thoát ra được.