Xây dựng cốt truyện thông qua chi tiết nghệ thuật

Một phần của tài liệu đặc điểm nhân vật, cốt truyện trong các tác phẩm sương nguyệt minh (Trang 101 - 113)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Xây dựng cốt truyện thông qua chi tiết nghệ thuật

Chi tiết là các tiểu tiết của tác phẩm nghệ thuật văn xuôi tự sự, có khả năng biểu hiện tư tưởng và cảm xúc. Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người. Chi tiết nghệ thuật đóng vai trò vật liệu xây dựng, làm tiền đề cho cốt truyện phát triển. Truyện ngắn có thể không có một cốt truyện tiêu biểu nhưng nó sống được là nhờ vào các chi tiết hay. Nhà văn Nguyên Ngọc đã khẳng định: “Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí ly kỳ, gay cấn, kể được. Truyện ngắn cũng có thể chẳng có cốt truyện gì cả, không kể được nhưng truyện ngắn không thể nghèo chi tiết. Nó sẽ như nước lã”. Trong nhiều tác phẩm, những chi tiết phát sáng đã khắc sâu tư

tưởng chủ đề tác phẩm. Chi tiết luôn có mối quan hệ mật thiết với chủ đề khi sáng tác, nên người viết phải có ý thức lựa chọn các chi tiết sao cho nó soi sáng rõ nhất chủ đề tác phẩm: Một chi tiết đắt giá ngoài ý nghĩa là một chi tiết chân thực còn cần phải đạt tới ý nghĩa tượng trưng, hàm chứa một cách nhìn, một cách đánh giá và năng lực tưởng tượng của nhà văn về cuộc sống và con

người. Chính vì vậy khi xây dựng nhân vật theo quan niệm của mình, Sương

Nguyệt Minh rất chú trọng đến chi tiết. Có khi chi tiết về ngoại hình, hành động hay về ngôn ngữ của nhân vật, có khi lại là chi tiết thực và ảo, chi tiết giả định, hài hước gây cười… Các chi tiết đó đều có sức ám ảnh và khơi gợi bản chất rõ trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh. Người đọc khó có thể xóa nhòa những chi tiết miêu tả cảnh ân ái của Nguyễn Ánh với những cung tần trong Dị hương: “Những cung tần qua đêm với Ánh dù ngực hằn đầy vết hồng đỏ của bàn tay thô ráp cầm kiếm, hai đùi nhiều vết răng bầm tím, sáng ra vẫn nhuận sắc, nuối tiếc trong niềm hân hoan, mắt sáng long lanh, mặt mày rạng rỡ. Mỹ nữ trong vòng tay vần vò của Ánh, dù khi chính ngọ hay lúc chiều tà, ân ái xong vẫn cười tình tứ, mắt ướt rượi, thịt da căng mẩy, no nê,

thỏa mãn” [22, tr.7]. Đặc biệt là những chi tiết nói về cuộc ái tình cuồng nhiệt

giữa Nguyễn Ánh và công chúa Ngọc Bình cũng được Sương Nguyệt Minh sử dụng những chi tiết sex một cách tinh tế có chọn lọc: “Lòng Ánh nôn nao, không chịu nổi mùi khơi dục, cuống cuồng cởi quần áo. Ánh hấp tấp y như chàng trai mười sáu tuổi lần đầu nhìn thấy thân thể người đẹp trắng nuột nà… Nguyễn Ánh và mỹ nhân quấn lấy nhau như đôi thanh long giao phối đêm mưa bão… Còn vài canh về sáng Ánh ngả mỹ nhân ra võng. Mỹ nhân chân dài quắp hông lưng Ánh như hai con trăn. Hai tay vít chặt lưng vai Ánh, mặc cho võng bùng nhùng, dập dềnh. Hai đầu dây võng thay nhau giật cục thân cây. Chim chóc đang ngủ ban đêm bị đánh thức bay toán loạn. Voi, gấu, hổ, lợn lòi ở khu rừng bên cạnh vểnh tai nghe và nhăn mũi hít ngửi, động rồ

chạy đi tìm đồng loại khác giống. Cả một vùng non ngàn rộn rã bước chân

thú và tiếng kêu van vỉ gọi bàn tình, ầm ĩ như động rừng” [22, tr.33]. Việc sử

dụng những chi tiết mang tính dục trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh không phải là một thứ gia vị câu khách mà đó là một thứ sex phồn thực, thanh sạch đạt đến vẻ đẹp gợi cảm, trong đó tính dục trở thành một phương diện nghệ thuật để chuyển tải ý đồ của người viết.

Trong sáng tác của mình, Sương Nguyệt Minh đã viết về người phụ nữ bằng cảm hứng duy mĩ. Đối với những tác phẩm khác nhau, vẻ đẹp người phụ nữ lại được khắc họa bằng những vẻ đẹp riêng, độc đáo. Vẻ đẹp ấy dù ở mỗi tác phẩm đều không giống nhau nhưng đều có chung sự sống động, tràn trề hơi thở sự sống với cách miêu tả chân thực và đầy xúc cảm của nhà văn chứ không hề khô cứng, vô hồn, im lìm bất động trên trang giấy.

Trong Đêm thánh vô cùng, người đọc gặp cô gái Teresa Mùi, cô bạn gái của nhân vật tôi vởi vẻ đẹp thanh cao, thánh thiện như đức mẹ đồng trinh.

“Teresa bạn tôi, mắt to như mắt bồ câu với lông mi dầy cong vắt, lòng mắt đen, xanh mơ màng như mắt đức mẹ Maria. Làn da trắng nõn. Teresa bằng tuổi tôi,

đã là thiếu nữ dịu dàng với những đường cong mềm mại gợi cảm” [22, tr.173].

Bên dòng Tonle Sap là vẻ đẹp của Savôn – Cô gái người Khơ Me tự tin,

chững chạc, sắc sảo, quyết đoán:“bắp chân thon chắc màu bánh mật, tóc xoăn đen, mắt bồ câu lóng lánh… đôi mi dày cong, đôi mắt bồ câu ướt long

lanh, miệng tươi như hoa” [22, Tr.149].

Bà chủ lò mổ trong Ánh trăng trong lò mổ cũng đẹp đến mê hoặc: “Bà chủ mặc áo dài màu hoàng yến ngồi trước cây đàn dương cầm dạo nhạc. Thấp thoáng dải đăng ten trắng muốt. Tôi bắt gặp cái dáng người hơi cúi,

cong cong như vành trăng khuyết sa vào cửa sổ [22, Tr.219]. Nàng có “đôi

chân dài trắng nuột nà. Ngón tay búp măng xinh xắn. Cổ cao trắng ngần. Ngực vun đầy… Gương mặt sáng hình trái xoan, sống mũi cao, thẳng và

thanh tú”. Sương Nguyệt Minh còn hướng ngòi bút của mình thông qua những chi tiết thể hiện diễn biến tâm lý, cảm xúc bên trong của nhân vật trong truyện Mùa trâu ăn sương, Tha phương, Đêm thánh vô cùng.

Tiểu kết

Cốt truyện là một thành tố quan trọng không chỉ trong việc tạo sườn cốt cho tác phẩm mà còn là một dấu hiệu nghệ thuật tham gia vào việc chuyển tải nội dung, tư tưởng của nhà văn tới bạn đọc. Việc sáng tạo nên những kiểu cốt truyện khác nhau phần nào phản ánh được phong cách và năng lực nghệ thuật của tác giả. Sự linh hoạt trong ngòi bút của anh thể hiện ngay trong việc vận dụng nhiều kiểu cốt truyện ở các tác phẩm khác nhau. Bên cạnh việc đưa cốt truyện truyền thống lên một trình độ mới, nhuần nhuyễn tự nhiên hơn, anh còn thành công trong việc tạo nên kiểu cốt truyện tâm lý, cốt truyện phân rã mà trong đó yếu tố không gian, thời gian được sắp xếp một cách đa dạng, tạo nên sức cuốn hút cho tác phẩm. Yếu tố tình huống truyện cũng được nhà văn đặc biệt quan tâm, xây dựng các tình huống hành động, tình huống tâm trạng, mục đích chính của nhà văn vẫn là tìm phương cách tốt nhất để từ đó làm nổi bật lên tính cách các nhân vật, chuyển tải được tư tưởng mà anh muốn thể hiện. Ngòi bút của Sương Nguyệt Minh còn hướng tới việc xây dựng những chi tiết nghệ thuật. Những chi tiết mà tác giả đưa vào tác phẩm của mình là những chi tiết đắt giá. Nó không chỉ gợi nhiều day dứt, ám ảnh cho người đọc mà còn gợi mở trường liên tưởng, suy nghĩ trong lòng độc giả.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu Nhân vật và cốt truyện trong truyện ngắn Sương Nguyệt

Minh chúng tôi đi sâu vào các phương diện cơ bản của nhân vật và cốt truyện.

1. Cùng với sự vận động đi lên của xã hội, văn học Việt Nam sau 1975 phát triển toàn diện và sâu sắc trong đó truyện ngắn được đánh giá là thành công hơn cả. Đã có rất nhiều tác giả truyện ngắn thành công trên nhiều lĩnh vực như lối viết có sự đa dạng và mới mẻ, đổi mới trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Trong sự thành công ấy không thể không kể đến những đóng góp to lớn của nhà văn mặc áo lính – Sương Nguyệt Minh.

Là nhà văn nghiêm túc trong nghề nghiệp nên Sương Nguyệt Minh luôn giành nhiều tâm huyết của mình cho nghiệp văn bởi anh quan niệm: “Xét cho đến cùng văn chương là thân phận con người” và “Nhà văn phải khác biệt”. Chính sự nghiêm túc trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật đã giúp anh gặt hái được nhiều thành công trong việc tìm tòi và phản ánh số phận con người.

2. Xuất phát từ cách tiếp cận đời sống riêng với khả năng đi nhiều quan sát nhiều nên thế giới nhân vật trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh phong phú, đa dạng như chính thế giới con người ngoài đời thực. Bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, nhà văn đã xây dựng lên những kiểu nhân vật truyền thống “vừa quen, vừa lạ” như: nhân vật cô đơn; nhân vật bi kịch; nhân vật dị biệt hoặc giả huyền thoại góp phần làm phong phú hơn thế giới nhân vật trong văn chương đương đại. Dù khai thác nhân vật ở những khía cạnh khác nhau, ở hoàn cảnh nào thì nhân vật trong truyện ngắn của anh đều hiện lên hết sức sinh động, giàu giá trị hiện thực. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh hết sức phong phú, linh hoạt, khẳng định tư duy nghệ thuật mới trong việc khắc họa nhân vật, thông qua việc lý giải những hành động tâm lý bên trong con người cá nhân, cá thể. Nhân vật trong tác phẩm của anh hiện lên đa dạng nhiều dáng vẻ, không phải là những công thức

khô cứng mà được soi chiếu bằng những ánh sáng được quan sát dưới nhiều góc độ khác nhau. Do vậy, các nhân vật trở lên đa dạng, sinh động hơn, trong đó con người tự ý thức về cuộc sống. Trong quá trình xây dựng nhân vật, Sương Nguyệt Minh đã thể hiện những cách tân nghệ thuật đặc sắc. Không gian nghệ thuật không chỉ là phương tiện phản ánh mà trở thành đối tượng được dụng công miêu tả, nó chứng tỏ một quan niệm đầy đủ, khách quan hơn về mối quan hệ giữa con người và hiện thực. Sương Nguyệt Minh còn đặt nhân vật của mình thông qua các chi tiết điển hình để có thể khắc họa được rõ nét hơn những nét tính cách điển hình.

3. Cốt truyện là một thành tố quan trọng không chỉ trong việc tạo sườn cốt cho tác phẩm mà còn là một dấu hiệu nghệ thuật tham gia vào việc chuyển tải nội dung, tư tưởng của nhà văn tới bạn đọc. Việc sáng tạo nên những kiểu cốt truyện khác nhau phần nào phản ánh được phong cách và năng lực nghệ thuật của tác giả. Không chịu bó mình trong những cốt truyện truyền thống, Sương Nguyệt Minh đã nắm bắt rất nhanh xu hướng xây dựng cốt truyện của văn học thời kì đổi mới đã sáng tạo nên cho mình những tác phẩm có giá trị. Người đọc khi đến với những sáng tác của anh thường được đắm mình trong những ưu tư, trăn trở, những ước ao rất đời thường, qua cách sử dụng cốt truyện tài tình của anh.

Để tạo nên một phong cách riêng của mình, Sương Nguyệt Minh có nhiều sáng tạo trong việc tạo dựng nên cốt truyện đặc sắc. Sự linh hoạt trong ngòi bút của anh thể hiện ngay trong việc vận dụng nhiều cốt truyện ở các tác phẩm khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng cốt truyện truyền thống nhà văn còn tạo nên cốt truyện tâm lí, cốt truyện phân rã góp phần tạo nên sức cuốn hút cho tác phẩm.

4. Con đường nghệ thuật của nhà văn khoác áo lính Sương Nguyệt Minh chưa dài nhưng những thành quả lao động nghệ thuật của anh đạt được

đủ để khẳng định anh là một nhà văn chân chính, một nhà văn có ý thức tìm tòi, không ngừng sáng tạo và không ngừng vươn lên. Những thành công của Sương Nguyệt Minh đã cho thấy sự đóng góp đáng khâm phục của anh trong văn xuôi thời kì đổi mới.

Qua việc nghiên cứu truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, chúng tôi muốn phác thảo những nét nổi bật về nhân vật và cốt truyện của cây bút trong tốp đầu những nhà văn quân đội thời kì đổi mới. Cũng qua công trình nghiên cứu này, chúng tôi muốn khắc thêm cho người đọc cái nhìn mới mẻ của nền văn học Việt Nam, góp phần đưa văn học đến gần hơn với công chúng và định hướng nghiên cứu khám phá các tác phẩm truyện ngắn đương đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Hoài Anh (2009), “Dị Hương và lối viết như nhập đồng”, Báo Tiền phong cuối tuần.

2. Nguyễn Hoàng Vân Anh (2009), “Đẹp dị biệt từ “Dị hương”, http://phongđiệp.net.

3. Tạ Duy Anh (2011), Sương Nguyệt Minh giữa thế giới hư thực (Lời tựa tập truyện ngắn Sương Nguyệt Minh), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

4. Thủy Anna (2009), “Dị hương lên tiếng bảo vệ đàn ông”, Báo Thể

thao và văn hóa.

5. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

7. Nguyễn Minh Châu (1987), “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa”, Báo Văn nghệ.

8. Thùy Dương (2009), “Sex với Dị hương”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội. 9. Phong Điệp (2002), “Truyện ngắn Sương Nguyệt Minh”, www:phongđiêp.net.

10. Hà Minh Đức (chủ biên) (1995), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2010), Từ điển thuật

ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Tp.Hồ Chí Minh.

12. Lưu Thị Thu Hà (2008), Sự vận động của truyện ngắn Việt Nam từ

1986 đến nay, nhìn từ góc độ hình thức thể loại, Luận văn Thạc sĩ, Trường

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội.

13. Giang Thị Hà (2011), Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Sương

Nguyệt Minh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

14. Di Li (2009), “Dị hương – Hoạt – Phiêu – Thõa”, Báo An ninh thủ đô Hà Nội.

15. Phương Lựu (chủ biên) (2002), Lí Luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Sương Nguyệt Minh (1998), Đêm làng Trọng Nhân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

17. Sương Nguyệt Minh (2001), Người ở bến Sông Châu, Nxb Hội nhà văn. 18. Sương Nguyệt Minh (2005), Đi qua đồng chiều, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

19. Sương Nguyệt Minh (2005), Mười ba bến nước, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

20. Sương Nguyệt Minh (2007), Chợ tình, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 21. Sương Nguyệt Minh (2007), Truyện ngắn Sương Nguyệt Minh -

Minh Nguyệt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

22. Sương Nguyệt Minh (2009), Dị hương, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 23. Sương Nguyệt Minh (2013), Đàn ông chọn khe ngực sâu, Nxb Văn học, Hà Nội.

24. Sương Nguyệt Minh (2014), Miền Hoang, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh. 25. Phạm Xuân Nguyên (2010), “Lời phát biểu ở buổi tọa đàm ra mắt tập truyện ngắn Dị hương”.

26. Phạm Duy Nghĩa (2012), Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và

miền núi, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

27. Thu Phố (2009), Giọng văn trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh”, Tạp chí tuyên giáo, Hà Nội.

28. Trần Đình Sử (1992), Thi pháp học hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Trần Đình Sử (1992), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Trần Đình Sử (2011), Lí luận văn học tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

31. Đặng Văn Sinh (2011), “Vài ý nghĩ sau khi đọc Dị hương của Sương Nguyệt Minh”, http://4phuong.net

32. Nguyễn Thị Minh Thái (2009), “Truyện ngắn mùa trâu ăn sương”,

Báo Lao động (cuối tuần).

33. Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học.

34. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lí luận và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

35. Khuất Quang Thụy (2005), Cuộc hành trình không bờ bến (lời giới thiệu tập truyện ngắn Mười ba bến nước), Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

36. Đỗ Tiến Thụy (2011), “Bí mật để đời của một nhà văn Việt”, http://tuanvietnam.vietnamnet.vn.

37. Khuất Quang Thụy (2005), “Cuộc hành trình không bờ bến (lời giới thiệu tập truyện ngắn Mười ba bến nước)”, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

38. Yến Trang (2006), “Nhà văn Sương Nguyệt Minh: Từ trục trặc tới mùa được giải”, http://ca.cand.com.vn.

39. Quỳnh Vân (2011), “Nhà văn Sương Nguyệt Minh tái bản Dị hương”, http://www.anninhthudo.vn.

Sức hút của sinh mệnh nằm ở chỗ mãi mãi không biến mất. Trong đêm đen nháy mắt lại đến bình minh. Một năm 4 mùa luân phiên, tại sao phải cất tiếng hót buồn bã? Một

Một phần của tài liệu đặc điểm nhân vật, cốt truyện trong các tác phẩm sương nguyệt minh (Trang 101 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)