- Kiểm tra bảo dưỡng bơm xăng cơ khí của hệ thống nhiên liệu
22. Lỗ phun không tải dưới; 23 Thân buồng hỗn hợp; 24 Van tăng tốc Thân buồng hỗn hợp:
3.3.3.1 Quy trình chẩn đoán
a. Chuẩn bị * Dụng cụ:
- Dụng cụ tháo lắp động cơ - Khay đựng dụng cụ, chi tiết
- Đồng hồ so, kính phóng đại - Pan me, thước cặp, căn lá
- Đồng hồ đo áp suất nén, đo áp suất dầu bôi trơn, đo nhiệt độ,... - Thiết bị nghe dò âm thanh
- Thiết bị kiểm tra công suất, thiết bị kiểm tra cân chỉnh bơm cáo áp, kiểm tra hệ thống nhiên liệu động cơ xăng, thiết bị phân tích khí xả.
* Vật tư:
- iẻ sạch - iấy nhám
- Nhiên liệu vận hành, nhiên liệu rửa, dầu mỡ bôi trơn, nước làm mát - Chi tiết thay thế và các joăng đệm,....
- Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật kiểm tra và chẩn đoán động cơ.
- Bố trí nơi làm việc cho nhóm học viên đủ diện tích, ánh sáng và thông gió.
b. Thực hành kiểm tra chẩn đoán
* Làm sạch động cơ và ô tô
- Kê chèn bánh xe và kéo phanh tay ở vị trí an toàn
- Dùng nước và khí nén làm sạch bên ngoài các cụm tổng thành động cơ và ô tô
* Kiểm tra bên ngoài các cụm chi tiết
- Dùng kính phóng đại quan sát các vết nứt gãy và vết chảy rỉ bên ngoài các bộ phận và chi tiết của hệ thống nhiên liệu của động cơ.
- Kiểm tra mức nhiên liệu, mức dầu và mức nước làm mát động cơ
* Kiểm tra khi vận hành động cơ
- Vận hành động cơ
- Kiểm tra sự hoạt động của động cơ ở các chế độ của động cơ
- Kiểm tra tiếng gõ của các cụm bơm nhiên liệu, bơm cao áp (bộ chế hoà khí), vòi phun cao áp…
- Kiểm tra quan sát các vết nứt gãy và vết chảy rỉ bên ngoài các bộ phận sau vận hành.
* Tổng hợp số liệu và xác định hư hỏng
- Tổng hợp số liệu
- Phân tích và xác định hư hỏng