Vít điêu chỉnh; 14 Ro to; 15 ống thông.

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng chế hòa khí (ngànhcông nghệ ô tô) (Trang 119 - 123)

- Dùng xăng và que đồng mềm hoặc que tre để thông, rửa dùng không khí nén thổi sạchđường phun chính

13. Vít điêu chỉnh; 14 Ro to; 15 ống thông.

Khi tốc độ quay tăng, van của rô to dưới tác dụng lực li tâm thắng lực kéo của lò xo 12 đóng kín lỗ 9 của rô to không cho không khí từ miệng chế hoà khí đi vào khoang trống trên màng ngăn 6. Trong khi đó độ chân không của buồng hỗn hợp của chế hoà khí qua gíc lơ, truyền toàn bộ vào khoảng trống trên màng ngăn và tạo ra lực thắng sức căng của lò xo đẩy màng ngăn lên phía trên, truyền qua cần nối và kéo đóng bớt bướm ga lại làm giảm tốc độ quay của trục cơ không lớn hơn tốc độ tối đa.

3.7.3 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu hạn chế tốc độ. chữa cơ cấu hạn chế tốc độ.

3.7.3.1 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng.

a. Tốc độ động cơ chạy quá tốc độ tối đa nhưng bộ hạn tốc độ không làm việc, tốc độ không tự hạn chế.

+ Nguyên nhân:

- Điều chỉnh lò xo van bộ truyền dẫn quá khoẻ. - Màng ngăn bị thủng

- Các gíc lơ và rãnh nối khoang trên bị tắc - Lò xo kéo cần màng ngăn quá khoẻ

b. Tốc độ động cơ chạy quá tốc độ tối đa bộ hạn chế tốc độ mới làm việc.

+ Nguyên nhân:

- Điều chỉnh lò xo van bộ truyền dẫn khoẻ hơn qui định. - Lò xo kéo cần màng ngăn khoẻ

- Màng ngăn biến chất, cứng.

- Van bộ truyền dẫn đóng không kín.

c. Tốc độ động cơ còn nhỏ bộ hạn chế tốc độ đã hoạt động.

+Nguyên nhân:

- Điều chỉnh lò xo van bộ truyền dẫn yếu hơn qui định. - Lò xo kéo cần màng ngăn yếu, mất đàn tính, gẫy. - Các gíc lơ mòn tăng đường kính.

d. Bộ hạn chế tốc độ làm việc không nhạy.

+ Nguyên nhân:

- Các bộ phận bị khô dầu, bị dơ - Van đóng không kín

- íc lơ không chuẩn, màng ngăn bị biến chất.

3.7.3.2 Phương pháp kiểm tra và điều chỉnh sơ bộ.

- Dùng một thiết bị đo tốc độ quay của trục cơ, cho động cơ nổ đến nhiệt độ làmviệc sau đó tăng tốc độ động cơ đến tốc độ tối đa cho phép của động cơ,

nếu thấy bộ bộ hạn chế tốc độ sớm hoặc muộn hơn qui định cần phải điêu chỉnh lại.

- Nếu bộ hạn chế tốc độ hoạt động sớm, chưa đến tốc độ cần hạn chế, bộ hạn chế tốc độ đã hạn chế tốc độ thì cần điều chỉnh đai ốc 6 (hình 7.1), vít 13 (hình 7.2) để tăng lực kéo của lò xo 5 và 12. Ngược lại nếu bộ hạn chế tốc độ hoạt động khi tốc độ động cơ lớn hơn qui định thì điêù chỉnh cho hai lò xo trên giảm lực kéo. Khi nào kiểm tra bộ han chế tốc độ hoạt động ở tốc độ đúng qui định là được.

- Nếu điều chỉnh không được cần tháo bộ hạn chế tốc độ để kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa.

3.7.4 Bảo dưỡng, kiểm tra, điều chỉnhbộ hạn chế tốc độ.

* Nội dung bảo dưỡng cơ cấu hạn chế tốc độ

- Làm sạch bên ngoài cơ cấu hạn chế tốc độ.

- Tháo và kiểm tra chi tiết: Cơ cấu dẫn động và bộ ly tâm. - Làm sạch các chi tiết và bơm mỡ bôi trơn các chốt, lỗ. - Lắp và điều chỉnh bộ hạn chế tốc độ.

* Chuẩn bị dụng cụ, nguyên, vật liệu

Tháo, rửa làm sạch, kiểm tra và sửa chữa.

- Bộ dụng cụ đồ nghề tháo lắp, bàn tháo lắp, đồng hồ đo tốc độ động cơ, máy nén khí.

- Nguyên, vật liệu làm sạch, xăng hoặc dầu hỏa, giẻ lau, mỡ bôi trơn, khay đựng chi tiết.

- Chi tiết thay thế

- Tài liệu tra cứu các thông số kỹ thuật của cơ cấu hạn chế tốc độ.

3.7.4.1 Thứ tự tháo bộ hạn chế tốc độ li tâm, khí ép

TT Nội dung Hình vẽ - Yêu cầu kỹ thuật

1

2

Tháo rô to 14.

3

Tháo nắp buồng chân không trên

4

Tháo nắp đậy cần nối, cần đẩy.

5

Tháo lò xo

6

Tháo cần nối, cần đẩy, màng.

3.7.4.2 Kiểm tra

- Kiểm tra cụm rô to

- Kiểm tra lò xo van, dùng khí nén thổi sạch, thổi thông lỗ nối với ống dẫn.

- Thổi sạch ống dẫn

- Kiểm tra lò xo kéo cần dẫn động, không rỉ, có đàn tính tốt.

- Kiểm tra màng ngăn, không rách, thủng, không biến chất. Nếu không đảm bảo yêu cầu thì thay mới.

3.7.4.4 Quy trình bảo dưỡng cơ cấu hạn chế tốc độ

- Tháo và làm sạch các chi tiết của cơ cấu hạn chế tốc độ. Dùng cờ lê tuốc nơ vít,dung dịch rửa, máy nén khí.

- Kiểm tra các chi tiết cơ cấu dẫn động chân không: Cần dẫn động màng đàn hồi và bộ ly tâm: Lò xo, quả văng, trục quả văng và lỗ lắp.

Kiểm tra quan sát bằng mắt thường và dụng cụ kiểm tra. - Làm sạch các đường ống dẫn, dùng khí nén thổi thông. Dùng dung dịch rửa và máy nén khí.

- Lắp và điều chỉnh cơ cấu hạn chế tốc độ. Chọn đúng dụng cụ tháo lắp và điều chỉnh

- Lau chùi dụng cụ, thu dọn và vệ sinh nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng.

3.7.4.5 Điều chỉnh cơ cấu hạn chế tốc độ

Điều chỉnh cơ cấu hạn chế tốc độ nhằm mục đích đảm bảo cho động cơ hoạt động không vượt quá số vòng quay giới hạn tối đa. Các bước điều chỉnh như sau:

- Khởi động động cơ, cho hoạt động ở tốc độ thấp để nhiệt độ động cơ đạt đến nhiệt độ bình thường.

- Tăng ga lớn nhất, kiểm tra tốc độ tối đa của động cơ. Nếu tốc độ tối đa của động cơ vượt quá tốc độ giới hạn thì vặn vít điều chỉnh ở bộ ly tâm vào để giảm bớt sức căng lò xo của van, tốc độ lớn nhất của động cơ sẽ giảm xuống. Nếu tốc độ tối đa của động cơ thấp hơn tốc độ giới hạn thì vặn vít điều chỉnh ra để tăng sức căng lò xo của van lên, tốc độ lớn nhất của động cơ sẽ tăng lên.

- Sau khi điều chỉnh xong phải kiểm tra lại tốc độ giới hạn của động cơ nếu chưa đạt yêu cầu thì tiếp tục điều chỉnh cho đến khi đạttốc độ yêu cầu.

3.7.4.6 Sửa chữa cơ cấu hạn chế tốc độ

a. Bộ ly tâm

+ Hư hỏng và kiểm tra

- Hư hỏng van (quả văng) bị mòn đóng không kín. Lò xo van mất tính đàn hồi, trục quả văng bị mòn.

- Kiểm tra các các đường ống dẫn bị tắc, hở. Kiểm tra bộ ly tâm: van, chốt, lỗ bị mòn, lò xo van mất tính đàn hồi, quan sát bằng mắt và dùng dụng cụ đo chiều dài tự do của lò xo rồi so sánh với tiêu chuẩn.

+ Sửa chữa

Các thanh dẫn động, bộ ly tâm: van, chốt, lỗ bị mòn phải sửa chữa hoặc thay mới, lò xo van mất đàn tính, phải thay lò xo mới đúng loại. Nếu hư hỏng không thể khắc phục được thì phải thay mới.

b. Bộ chân không.

- Hư hỏng của bộ phận chân không: Cần dẫn động màng đàn hồi, các thanh dẫn động bị cong, gãy, màng đàn hồi rách, thủng.

- Kiểm tra cần dẫn động màng đàn hồi, các thanh dẫn động bị cong, gãy, màng đàn hồi rách, thủng quan sát bằng mắt thường.

+ Sửa chữa

Các thanh dẫn động bị cong nắn lại cho thẳng, nếu bị gãy thay mới. Màng đàn hồi rách, thủng thay màng cao su mới đúng loại.

3.8 SỬACHỮA VÀ BẢO DƯỠNG CƠ CẤU LÀM ĐẬM CỦA BỘ CHẾ HÒA

KHÍ HIỆN ĐẠI

3.8.1 Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cơ cấu làm đậm

3.8.1.1 Nhiệm vụ

Cung cấp thêm xăng phun vào họng khuyếch tán khi động cơ chạy ở chế độ toàn tải (thường đạp ga được 2/3 bộ phận làm đậm bắt đầu làm việc)

3.8.1.2 Yêu cầu

- Chỉ cung cấp thêm xăng khi động cơ hoạt động ở chế độ toàn tải, van tiết kiệm bắt đầu mở hoặc bộ phận làm đậm phun nhiên liệu đúng qui định của động cơ.

- Khi giảm ga đến tốc độ không cần làm giàu thì bộ phận làm giàu tự động thôi làm việc.

3.8.1.3 Phân loại cơ cấu làm đậm

- Cơ cấulàm đậm bằng ống phun (Hình 3.47a)

- Cơ cấu làm giàu bằng van làm đậm truyền động bằng cơ khí (Hình 3.47) - Cơ cấu làm giàu bằng van làm đậm truyền động bằng chân không (Hình 3.47b).

a) b)

Hình 3.47. Cơ cấu làm đậm

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng chế hòa khí (ngànhcông nghệ ô tô) (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)