- Cơ cấu đóng mở bướm ga bằng cơ khí.
1. Ống xăng từ bơm xăng lên; 2 Bộ chế hoà khí; 3 Đầu nối thông 3 ngả 4 Ống dẫn mềm; 5 Đồng hồ đo áp suất
5.2.1.1 Tháo bơm xăng bằng điện
1 . Làm sạch bên ngoài bơm.
2. Tháo các đường ống dẫn xăng từ thùng xăng đến bơm và từ bơm lên bộ chế hoà khí.
3. Làm sạch và tháo rời bơm xăng bằng điện
4. Rửa sạch các chi tiết của bơm, kiểm tra sửa chữa các chi tiết.
5.2.1.2 Sửa chữa bơm xăng bằng điện
1. Tiếp điểm.
a. Hư hỏng và kiểm tra.
- Hư hỏng: cặp tiếp điểm bị mòn bề mặt tiếp xúc, nứt, vỡ.
- Kiểm tra bằng phương pháp quan sát bề mặt tiếp xúc của cặp tiếp điểm, quan sát vết nứt, vỡ. Nếu bề mặt liếp xúc cặp tiếp điểm không tốt, tiếp điểm bị nứt, vỡ, dòng điện ắc quy vào cuộn dây nhỏ lưu lượng bơm giảm.
b. Sửa chữa
- Bề mặt tiếp xúc của cặp tiếp điểm không tốt dùng giấy nhám mịn đánh phẳng.
- Tiếp điểm bị mòn quá 1/2 chiều cao hoặc bị nứt, vở thì thay cặp tiếp điểm mới.
2. Cuộn dây.
- Cuộn dây bị đứt, chạm, chập.
- Kiểm tra cuộn dây bị đứt, dùng đồng hồ ôm kế đo điện trở của cuộn dây. Cho hai đầu đo của đồng hồ ôm kế tiếp xúc với hai đầu cuộn dây. Nếu trị số báo trên đồng hồ đo lớn vô cùng chứng tỏ cuộn dây bị đứt. Còn trị số báo trên đồng hồ đúng tiêu chuẩn cuộn dây tốt (không bị đứt).
- Kiểm tra cuộn dây bị chập tương tự như kiểm tra cuộn dây bị đứt. Nếu trị số điện trở của cuộn dây báo trên đồng hồ ôm kế nhỏ hơn so với điện trở tiêu chuẩn cho phép của cuộn dây, chứng tỏ cuộndây bị chập.
- Kiểm tra cuộn dây bị chạm mát, trước hết tách đầu dây nối mát của cuộn dây. dùng đồng hồ vạn năng hoặc ôm kế kiểm tra. Que đo dương của đồng hồ ôm kế đặt vào đầu cuộn dây, que đo âm đồng hồ tiếp ra vỏ. Nếu kim đồng hồ không báo là tốt (chứng tỏ cuộn dây không bị chạm mát). Nếu kim đồng hồ báo chứng tỏ cuộn dây bị chạm mát.
b. Sửa chữa
- Cuộn dây bị đứt, chập thì thay mới.
- Cuộn dây bị chạm mát dùng xăng rửa sạch, sấy khô, sau đó dùng đồng hồ ôm kế đo kiểm tra lại. Nếu cuộn dây vẫn bị chạm mát thì thay mới.
3. Màng bơm
a. Hư hỏng và kiểm tra
Hư hỏng: Màng bơm bị chùng, làm thay đổi không gian trong buồng bơm lưu lượng xăng đẩy lên bộ chế hòa khí giảm.
Kiểm tra: Màng bơm rách, thủng, chùng bằng phương pháp quan sát.
b. Sửa chữa
Màng bơm bị rách, thủng, chùng đều phải thay màng bơm mới đúng loại.
4. Thân, nắp bơm
a. Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng của nắp bơm, thân bơm: nắp bơm, thân bơm bị hở, nứt, vở, làm lọt không khí vào trong buồng bơm, không tạo được độ chân không để hút xăng, lưu lượng bơm giảm.
- Kiểm tra: quan sát các vết nứt, vỡ của nắp và vỏ. Kiểm tra mặt phẳng lắp ghép giữa nắp và vỏ bơm trên bàn rà nguội bằng bột màu.
b. Sửa chữa
- Nếu bề mặt tiếp xúc giữa nắp và thân bơm có những chỗ lõm sâu quá 0,05 mm. phải tiến hành mài lại nếu bề mặt sau khi sữa chữa xong lắp lại bơm phải thay màng bơm mới.
- Thân bơm, nắp bơm bị hở lớn không sửa chữa được thì thay mới. các lỗ ren chờn hỏng ta rô tại ren mới, thay vít mới. nếu chờn hỏng nhiều phải thay.
5. Lò xo
a. Hư hỏng và kiểm tra
Hư hỏng chính của lò xo là giảm độ đàn hồi, gãy.
Kiểm tra lò xo bằng phương pháp đó chiều dài tự do của lò xo màng bơm
trên thiết bị chuyên dùng rồi so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật.
b. Sửa chữa.
- Chiều dài tự do lò xo giảm quá 2 mm thay lò xo mới đúng loại. - Lò xo giảm tính đàn hồi, gãy, thay mới đúng loại.
6. Các van của bơm
a. Hư hỏng và kiểm tra
- Hư hỏng chính của các van hút và xả là bị hở, làm lưu lượng bơm giảm.
- Kiểm tra độ kín của van trên thiết bị chuyên dùng kiểm tra bơm xăng và bộ chế hòa khí.
b. Sửa chữa
Các van mòn hở thay mới đúng loại, lò xo van gãy, yếu thay mới. 7. Kiểm tra áp suất bơm xăng
Bơm xăng sau khi kiểm tra, sửa chữa, lắp lại hoàn chỉnh kiểm tra phải đạt tiêu
chuẩn của nhà chế tạo quy định lưu lượng bơm, áp suất hút lớn nhất, áp suất đẩy lớnnhất, độ kín van hút, van xả.