Hệ thống khởi động và không tải; b & c) Kiểm tra mức xăng b Kiểm tra khí xả của động cơ

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng chế hòa khí (ngànhcông nghệ ô tô) (Trang 74 - 75)

- Kiểm tra bảo dưỡng bơm xăng cơ khí của hệ thống nhiên liệu

a) Hệ thống khởi động và không tải; b & c) Kiểm tra mức xăng b Kiểm tra khí xả của động cơ

b. Kiểm tra khí xả của động cơ

- Thống kê các số đo chất lượng của khí xả trên thiết bị và so sánh với các tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định tình trạng kỹ thuật của hệ thống nhiên liệu.

- Nêú không có thiết bị chuyên dùng có thể quan sát màu sắc khí xả và xác định tình trạng kỹ thuật của hệ thống nhiên liệu.

Nếu khí xả động cơ có nhiều khói trắng, do thiếu xăng, hở đường ống nạp hoặc vòi phun làm đậm tắc bẩn.

Nếu khí xả động cơ có nhiều khói đen hoặc xám đen, do dư xăng, mòn pittông, xéc măng và xy lanh hoặc vòi phun làm đậm tắc bẩn.

+ Nếu khí xả động cơ có màu xanh nhạt hoặc không màu, không mùi chứng tỏ động cơ và hệ thống nhiên liệu làm việc tôt.

* Kiểm tra chế độ tải lớn và tăng tốc

- Kich nâng ô tô hoặc động cơ và lắp đồng hồ đo tốc độ - Vận hành động cơ

- Tăng dần tốc độ động cơ đến tốc độ tối đa để kiểm tra chế độ tải lớn của bộ chế hoà khí.

Hình 3.18. Cấu tạo bơm tăng tốc và bơm làm đậm

a) Bơm tăng tốc bằng cơ khí; b) Bơm làm đậm bằng chân không

- Tăng nhanh (vù ga đột ngột) tốc độ động cơ, kiểm tra chế độ tăng tốc. Nếu tăng dần tốc độ động cơ đến tốc độ tối đa, nhưng tăng tốc chậm, không đạt tốc độ lớn nhất, có nhiều khói trắng, do thiếu xăng hoặc vòi phun làm đậm tắc bẩn.

Nếu tăng tốc độ động cơ đột ngột, làm cho số vòng quay tăng nhanh, khí xả có màu xanh đậm sau đó trở về không màu, chứng tỏ hệ thống tăng tốc hoạt động tốt. nhưng tăng tốc chậm, do thiếu xăng và bơm tăng tốc hỏng.

+ Để xác định chính xác chi tiết hư hỏng cần phải dùng phương pháp loại trừ dần từng hư hỏng bộ phận hoặc chi tiết trong hệ thống.

* Xác định mức tiêu hao nhiên liệu

- Dùng thiết bị bệ thử công suất : xác định mức tiêu hao nhiên liệu trong 1 giờ, khi ô tô kéo tải (90 –95)% công suất lớn nhất của động cơ.

- Vận hành ô tô trên đường và xác định mức tiêu hao nhiên liệu trong 1 giờ, hoặc số km xe vận hành cho 1 lít nhiên liệu.

* Nếu lượng nhiên liệu tiêu hao lớn hơn định mức, chứng tỏ bộ chế hoà khí mòn giclơ, hoặc điều chỉnh sai, hoặc mòn hỏng nhóm pittông và xéc măng…

* Để xác định chính xác chi tiết hư hỏng cần phải dùng phương pháp loại trừ dần từng hư hỏng bộ phận hoặc chi tiết trong hệ thống.

3.4 HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢODƯỠNG, SỬA CHỮA BỘ CHẾ HÒA KHÍ DƯỠNG, SỬA CHỮA BỘ CHẾ HÒA KHÍ

Mục tiêu:

- Trình bày được mục đích, yêu cầu của việc bảo dưỡng, sửa chữa bộ chế hòa khí.

3.4.1 Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng

3.4.1.1 Hỗn hợp đốt quá nghèo

Là hệ số không khí thực > 1,2 làm cho động cơ giảm công suất, động cơ nóng, có hiện tượng nổ ở bộ chế hoà khí.

+Nguyên nhân:

- Mức xăng trong buồng phao quá thấp. - Kẹt kim phao.

- Hư hỏng bơm xăng.

- Hở đường dẫn xăng, lọt không khí vào đường xăng. Một số bơm xăng có cốc lọc lắng bằng thuỷ tinh có thể nhìn thấy bọt trong xăng.

- Hở các doăng đệm (hở đệm ống nạp và đường nạp, hở đệm bộ chế hoà khí và ống nạp, hở trục bướm ga...) làm cho không khí lọt vào xy lanh quá nhiều.

Động cơ xăng có hỗn hợp nghèo rất khó khởi động.

3.4.1.2 Hỗn hợp quá giàu

Có hệ số không khí thừa  < 0,6; động cơ giảm công suất, nổ ở ống xả động cơ bị “sặc” xăng rất khó khởi động.

+Nguyên nhân hỗn hợp quá giầu:

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng chế hòa khí (ngànhcông nghệ ô tô) (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)