Hồn thiện các quy định của pháp luật về một số nội dung trong hợp đồng mua bán

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghề luật số 9 năm 2021 (Trang 28)

về một số nội dung trong hợp đồng mua bán nợ của ngân hàng thương mại

Bản chất hoạt động mua bán nợ rất phức tạp, vì vậy các bên cần cĩ hành lang pháp lý tốt nhất thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, hạn chế phát sinh những rủi ro pháp lý, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế giàu tiềm năng và lợi ích này. Để đáp ứng được yêu cầu này, pháp luật về hoạt động mua bán nợ của ngân hàng thương mại địi hỏi phải ngày càng hồn thiện hơn, bảo đảm tính thống nhất, minh bạch, rõ ràng, tránh mâu thuẫn, chồng chéo các quy định pháp luật với nhau:

Thứ nhất,pháp luật cần xác định cụ thể về

định nghĩa của giao dịch mua bán nợ. Mua bán nợ là sự chuyển giao quyền địi nợ đối với khoản nợ, theo đĩ bên bán chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ cho bên mua nợ16. Tuy rằng, trong quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ, pháp luật đã yêu cầu bên mua nợ cĩ nghĩa vụ kế thừa đầy đủ các nghĩa vụ của bên bán nợ đối với khoản nợ theo thỏa thuận17, nhưng cũng vì vậy mà định nghĩa trên chưa thể hiện được bản chất của giao dịch mua bán nợ. Do đĩ pháp luật cần làm rõ mua bán nợ là sự chuyển giao “tồn bộ quyền và nghĩa vụ đối với khoản nợ”, bởi trong giao dịch này, bên bán khơng chỉ chuyển giao quyền mà cịn chuyển giao nghĩa vụ của mình cho bên mua,

quyền mà bên bán chuyển giao khơng chỉ cĩ quyền địi nợ.

Thứ hai, ban hành quy định pháp luật để

định giá khoản nợ, nhằm xác định giá mua, bán trong hợp đồng mua bán nợ.Pháp luật cần xây dựng quy định để định giá các khoản nợ nhằm giải quyết những bất cập này, thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển hơn. Cụ thể, cần ban hành quy tắc xác định giá mua, bán khoản nợ: Việc chưa cĩ một hệ thống quy tắc cụ thể chi tiết để định hướng cho các bên trong việc xác định giá mua, bán khoản nợ mang lại những bất cập nhất định trong việc định giá khoản vay được mua, bán. Các quy định pháp luật khơng định nghĩa rõ như thế nào là giá “thị trường”, cũng khơng gợi ý cho tổ chức tín dụng cĩ thể áp dụng phương pháp định giá để tạo thành tiêu chuẩn chung cho hoạt động mua bán nợ của ngân hàng thương mại và tránh những rủi ro hoạt động cho các chuyên viên chịu trách nhiệm về việc mua bán nợ của ngân hàng thương mại. Vì vậy, việc xây dựng bộ quy tắc hướng dẫn xác định giá mua bán nợ là điều cần thiết, lấy đĩ làm cơ sở đàm phán giữa các bên mua bán nợ. Thực tế hiện nay khi áp dụng phương thức thỏa thuận, sự chênh lệch lớn giữa giá bên chào bán và giá bên chào mua đưa ra do chưa cĩ một hệ thống xác định giá chuẩn, làm kéo dài thời gian thương thảo, thất bại trong việc đi đến thỏa thuận hợp đồng. Do đĩ, pháp luật cần xây dựng một khung cơ sở định giá khoản nợ để xác định giá mua, bán trong hợp đồng. Ngồi ra, trong trường hợp đấu giá khoản nợ thì phương thức xác định giá khởi điểm cũng được xác định rõ để định hướng cho các trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản. Hiện nay, việc tổ chức đấu giá các khoản nợ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá, giá được đưa ra đấu giá là giá do ngân hàng bán nợ hoặc một cơng ty cĩ chức năng định giá khoản nợ đưa ra. Nếu được quy định và hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, biện pháp này sẽ tăng thêm kênh mua, bán cĩ hiệu

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghề luật số 9 năm 2021 (Trang 28)