Người đại diện khơng phải là chủ thể của giao dịch về nhà ở

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghề luật số 9 năm 2021 (Trang 30)

của giao dịch về nhà ở

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 119 Luật nhà ở, để trở thành một trong các bên tham gia giao dịch về nhà ở thì bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, gĩp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải thỏa mãn các điều kiện sau: bên bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, gĩp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện

giao dịch về nhà ở. Theo quy định này, người được chủ sở hữu uỷ quyền thực hiện việc: bán nhà, cho thuê mua nhà ở… được xác định là bên bán nhà, bên cho thuê mua nhà ở… Quy định này của Luật nhà ở mâu thuẫn với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về đại diện.

Theo quy định tại Điều 135 của Bộ luật dân sự năm 2015 về căn cứ xác lập quyền đại diện thì ủy quyền là một hình thức của đại diện3. Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về đại diện cĩ đưa ra định nghĩa sau:“Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Với 1Thạc sỹ, NCS, Phĩ Trưởng Khoa Đào tạo Cơng chứng viên và các chức danh khác, Học viện Tư pháp.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghề luật số 9 năm 2021 (Trang 30)