Một số kiến nghị nhằm hạn chế sai phạm, vướng mắc trong hoạt động nhận, thực

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghề luật số 9 năm 2021 (Trang 48 - 50)

phạm, vướng mắc trong hoạt động nhận, thực hiện dịch vụ pháp lý của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam

Thứ nhất, nâng cao năng lực chuyên mơn của luật sư và năng lực quản trị của tổ chức hành nghề luật sư.

Khi năng lực chuyên mơn được nâng cao, luật sư sẽ hạn chế những đánh giá sai lầm trong quá trình nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Luật sư cĩ năng lực thuyết phục, đàm phán tốt sẽ khơng đặt bản thân vào thế yếu khi ký hợp đồng với khách hàng. Luật sư cĩ kỹ năng soạn thảo hợp đồng tốt, sẽ xây dựng được biểu mẫu hợp đồng dịch vụ pháp lý chặt chẽ để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức mình, hạn chế những xung đột, sai phạm với khách hàng.

Bên cạnh đĩ, người quản lý điều hành các tổ chức hành nghề luật sư cần nâng cao năng lực quản trị nhân sự và quản lý thời gian làm việc. Sau khi ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, các hoạt động triển khai thực tế sẽ được phân cơng nhiệm vụ cho các luật sư khác phụ trách và các nhân viên pháp lý, luật sư tập sự hỗ trợ. Nếu khơng sát sao trong cơng tác kiểm sốt thời gian và báo cáo, chính Trưởng Văn phịng luật sư/Giám đốc Cơng ty luật sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc luật sư, nhân viên cấp dưới khơng tích cực, chủ động thực hiện cơng việc cho khách hàng. Do vậy, các tổ chức hành nghề luật sư nên xây dựng và chuẩn hĩa các quy chế, quy tắc trong việc tiếp nhận và thực hiện hồ sơ của khách hàng, đặc biệt quy tắc trong việc duy trì liên lạc, thơng báo tiến độ và báo cáo kết quả thực hiện cơng việc với khách hàng.

Thứ hai, rà sốt sửa đổi quy định tại Luật luật sư và Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

Như đã phân tích tại mục 2, vẫn cịn tồn tại một số vướng mắc trong quy định tại Khoản 3 Điều 24 Luật luật sư và quy tắc 10.1. của Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, gây khĩ khăn cho hoạt động hành nghề của luật sư cũng như khĩ khăn trong việc xem xét hành vi vi phạm của luật sư. Do vậy, cần thiết

phải xem xét sửa đổi các quy định trên theo hướng cụ thể, rõ ràng, tránh gây ra nhiều cách hiểu và để áp dụng thống nhất, thuận tiện khi xử lý kỷ luật luật sư.

Hiện nay, các hành vi vi phạm Luật luật sư sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hơn nhân và gia đình; thi hành án; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và và vi phạm Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư sẽ bị xử lý theo Quy chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật Ban hành kèm theo Quyết định số 203/QĐ-HĐLSTQ ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng Luật sư tồn quốc. Tuy vậy, các chế tài, hình thức xử phạt tại các văn bản này vẫn chưa đủ tính răn đe nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm. Do vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các văn bản trên theo hướng xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm, đặc biệt cân nhắc mối quan hệ giữa vi phạm và hậu quả; khơng để tồn tại trường hợp một vài cá nhân, tổ chức làm ảnh hưởng đến hoạt động nghề nghiệp luật sư nĩi chung của cả cộng đồng luật sư nĩi riêng.

Thứ ba, tăng cường cơng tác phổ biến pháp

luật, bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho luật sư.

Hiện nay, các quy định của Luật luật sư và Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp được đưa vào nội dung mơn học bắt buộc, đầu tiên trong hệ thống giảng dạy đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp nhằm đảm bảo trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức cho các luật sư tương lai. Tuy nhiên, thực tế pháp luật và quy tắc luơn được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính hợp lý và phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội; mặt khác lại tồn tại một bộ phận các luật sư chuyển từ các chức danh tư pháp, nghề nghiệp cĩ liên quan và được miễn đào tạo nghề luật sư như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, giáo sư, phĩ giáo sư, tiến sỹ luật. Do vậy, các tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư cần cĩ cơ chế định kỳ tổ chức các chương trình phổ biến pháp luật, bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho các luật sư thành viên nhằm giúp cho luật sư, tổ chức hành nghề luật sư tránh

mắc các sai phạm trong hoạt động nghề nghiệp cũng như giúp cho luật sư cập nhật quy định pháp luật mới và vững vàng hơn về kiến thức chuyên mơn, đồng thời nâng cao vị thế của nghề nghiệp, cộng đồng luật sư tại Việt Nam.

Thứ tư, tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư.

Cho đến nay, các hành vi vi phạm pháp luật và quy tắc hành nghề luật sư trong quá trình nhận, thực hiện dịch vụ pháp lý đã bị phát hiện, xử lý hầu hết thơng qua các đơn khiếu nại, tố cáo của khách hàng. Tuy vậy, việc xử lý tại giai đoạn này là quá muộn để cĩ thể khắc phục được những hậu quả mà khách hàng đã phải gánh chịu.

Do đĩ, các cơ quan chức năng cĩ thẩm quyền, Liên đồn luật sư Việt Nam, Đồn Luật sư các tỉnh cần chủ động, tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát hoạt động hành nghề của luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư, để kịp thời phát hiện và xử lý ngay các hành vi vi phạm pháp luật, khơng để xảy ra hiện tượng các vi phạm kéo dài trong nhiều năm, đối với nhiều khách hàng và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng.

Tuy nhiên, cần phải xác định rõ ràng, cơng tác thanh, kiểm tra được tiến hành nhằm mục đích giúp đỡ, chấn chỉnh hoạt động hành nghề của luật sư theo hướng hiệu quả, chuyên nghiệp, đúng pháp luật, cần tuyệt đối nghiêm cấm các hành vi sách nhiễu, cố tình gây khĩ khăn, xáo trộn hoạt động hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư trong quá trình kiểm tra, giám sát.

Kết luận

Bất kỳ nghề nghiệp nào trong xã hội cũng đều cĩ những đĩng gĩp tích cực cho sự phát triển của xã hội, tuy nhiên vẫn sẽ cĩ những điểm cần hồn thiện thêm. Thiết nghĩ, trong hoạt động hành nghề, mỗi luật sư cần cố gắng, nỗ lực để giữ gìn sự “cao quý” của nghề nghiệp luật sư bằng tất cả “Tâm” và “Tài”. Quá trình nhận và thực hiện dịch vụ pháp lý chính là hai giai đoạn quan trọng nhất để các luật sư chứng minh và xây dựng hình ảnh, thương hiệu của mình, do đĩ, cần được đặc biệt được coi trọng và nghiêm túc tuân thủ. Chúng tơi tin tưởng rằng, trong tương lai, vai trị và vị thế của luật sư Việt Nam sẽ ngày càng được khẳng định và đề cao trong xã hội và trên trường quốc tế./.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghề luật số 9 năm 2021 (Trang 48 - 50)