Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho phạm nhân vi phạm

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghề luật số 9 năm 2021 (Trang 72 - 74)

giáo dục pháp luật cho phạm nhân vi phạm nội quy trại giam

Thời gian tới, dự báo tình hình tội phạm sẽ tiếp tục cĩ những diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn, gia tăng sử dụng cơng nghệ cao để phạm tội và che giấu tội phạm; tội phạm cĩ xu hướng hoạt động theo tổ chức, hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia, cĩ sự cấu kết chặt chẽ giữa đối tượng trong và ngồi nước, gia tăng người nước ngồi phạm tội ở Việt Nam... Cùng với đĩ, hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, hội, đồn theo các cam kết trong các Hiệp định thương mại thế hệ mới. Các tổ chức này nhân danh dân chủ, nhân quyền can thiệp sâu vào vào các hoạt động quản lý, giáo dục phạm nhân tại Việt Nam. Những yếu tố này sẽ gây áp lực trực tiếp và ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác giáo dục và cải tạo phạm nhân trong phạm vi bài viết này, chúng tơi đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho phạm nhân cụ thể như sau:

Thứ nhất,các cấp lãnh đạo cần chú trọng,

thực hiện tốt cơng tác giáo dục chính trị, đạo đức, khơng ngừng đào tạo, bồi dưỡng chuyên mơn, nghiệp vụ đặc biệt là các kiến thức về pháp luật và nội quy trại giam, để cán bộ làm cơng tác giáo dục cĩ kiến thức và kỹ năng sư phạm thực hiện cĩ hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân. Cần nhận thức rõ vị trí, vai trị của giáo dục pháp luật đối với phạm nhân trong việc đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta. Ngồi ra, các trại giam cần kiện tồn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Cĩ bản lĩnh chính trị vững vàng, thường xuyên đổi mới hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng phạm nhân. Trên cơ sở chương trình cơng tác hàng năm, sinh hoạt định kỳ, lãnh đạo các trại giam cần chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch mở các lớp nghiệp vụ sư phạm, lớp tập huấn pháp luật cho cán bộ, chiến sỹ làm cơng tác giáo dục pháp luật. Bên cạnh đĩ, cần đánh giá nghiêm túc năng lực, trình độ lựa chọn những cán bộ cĩ trình độ chuyên mơn, am hiểu pháp luật và cĩ kỹ năng sư phạm thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho phạm nhân.

Thứ hai, các trại giam cần chú trọng và thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật cho phạm nhân. Xây dựng thống nhất một chương trình giáo dục pháp luật cho phạm nhân tập trung vào các nội dung cĩ tính thiết thực đối với phạm nhân đang chấp hành án trong trại giam như: quy chế của trại giam, quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cơng dân, các quy định về đặc xá, tái hịa nhập cộng đồng, chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước dành cho phạm nhân… Đây là những nội dung thiết thực, gĩp phần tạo sự hấp dẫn, hứng thú cho phạm nhân trong quá trình tiếp thu các kiến thức pháp luật. Để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các phạm nhân đạt hiệu quả cao, Ban Giám thị các Trại giam cần xây dựng các kế hoạch cụ thể, chi tiết với từng đối tượng phạm nhân. Đối với phạm nhân mới đến, nên tập trung giảng giải về đạo đức, lối sống, quy định cũng như chế độ của trại giam để phạm nhân khơng vi phạm nội quy. Đối với phạm nhân chấp hành được nửa án phạt tù, ngồi việc phổ biến các quy định về giảm thời hạn chấp hành phạt tù, đặc xá, tha tù trước thời hạn cĩ điều kiện… phạm nhân cịn được bồi dưỡng về lịng trung thực, lịng nhân ái, sự khoan dung và trách nhiệm với cộng đồng. Riêng phạm nhân chuẩn bị được tái hịa nhập cộng đồng, được tiếp thu các nội dung của pháp luật về xĩa án tích, hướng dẫn cấp - đổi thẻ căn cước cơng dân, vay vốn, học nghề… Ngồi ra, cán bộ trại giam gặp gỡ những phạm nhân vi phạm kỷ luật để giáo dục giải thích chính sách pháp luật. Tổ chức tư vấn cho từng phạm nhân hoặc từng nhĩm phạm nhân những vấn đề pháp lý mà họ từng quan tâm.

Thứ ba, tổ chức cho tổ phạm nhân tự

quản, đấu tranh, phê bình các hiện tượng vi phạm nội quy, quy định trại giam, phê bình cơng khai trên các phương tiện thơng tin của trại giam đối với các vi phạm pháp luật, nội quy của phạm nhân. Cần đa dạng hĩa các hình thức giáo dục pháp luật, khơng chỉ thơng qua

các giáo trình, Bộ luật, Luật… khơ khan, cứng nhắc mà cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sân khấu hĩa các chương trình giáo dục pháp luật, từ đĩ làm cho phạm nhân cĩ hứng thú với việc học pháp luật. Phải cĩ sự phân loại trình độ nhận thức của phạm nhân ngay trước khi mở lớp, để thực hiện giáo dục pháp luật cĩ hiệu quả. Trong nội dung giáo dục pháp luật, khơng nên chỉ đề cập tới các quy định pháp luật, nội quy, quy chế đơn thuần mà cần lồng ghép với các tình huống vi phạm thực tế mà phạm nhân thường mắc phải, hình thức kỷ luật (như cắt thăm gặp, hạn chế số lần nhận quà và gửi thư quà, cảnh cáo, phạt giam tại nhà kỷ luật…) từ đĩ nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế trại giam đối với phạm nhân. Tổ chức lồng ghép phong trào thi đua vào cơng tác dạy nghề: trồng nấm, nuơi cá, trồng rau và hoạt động thể dục - thể thao, văn hĩa - văn nghệ như: đánh bĩng chuyền, hát karaoke, tham gia cuộc thi viết thư gửi lời xin lỗi, để mỗi phạm nhân nhận ra sai lầm, nâng cao ý thức chấp hành tốt trong quá trình chấp hành án phạt tù./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Cơng an (2011), Thơng tư số

58/2011/TT-BCA ngày 9/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Cơng an quy định về đờ vật cấm đưa vào trại giam và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm, Hà Nội. 2. Bộ Cơng an (2014), Chỉ thị số 17/CT- BCA-C81 ngày 26/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Cơng an về tăng cường cơng tác quản lý giam, giữ người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân trong tình hình mới, Hà Nội.

3. Bộ Cơng an (2018), Thơng tư số

07/2018/TT-BCA ngày 12/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Cơng an Quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đờ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân, Hà Nội.

4. Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Báo cáo Tổng kết cơng tác trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng hàng năm từ năm 2016 đến năm 2020, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tạp chí Nghề luật số 9 năm 2021 (Trang 72 - 74)