CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
1.1.1.1. Khái niệm huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhântại chi nhánh ngân hàng thương mạ
ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cánhân tại chi nhánh ngân hàng thương mại nhân tại chi nhánh ngân hàng thương mại
1.1.1.1. Khái niệm huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân tạichi nhánh ngân hàng thương mại chi nhánh ngân hàng thương mại
Tại Việt Nam, ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ Khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Khái niệm ngân hàng thương mại được nêu tại khoản 3, điều 4, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010:
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.”
Trong đó, hoạt động ngân hàng cũng được Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định cụ thể tại khoản 12, điều 4:
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.”
Ở nước ta hiện nay, để tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng thương mại huy động vốn bằng các công cụ: Huy động từ vốn chủ sở hữu; huy động vốn nợ (tiền gửi, tiết kiệm, nguồn vốn phát hành kỳ phiếu,trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi của các NHTM, nguồn vốn đi vay...); từ các nguồn khác (toàn bộ giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được thông qua việc cung cấp các phương
tiện thanh toán và cung cấp các dịch...). Huy động vốn nợ là nguồn vốn chiếm tỷ trọng chính, do NHTM tập trung được từ vốn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế làm cơ sở cho hoạt động kinh doanh. Căn cứ theo đối tượng huy động, nguồn vốn này được huy động từ dân cư; các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội; các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
Nhận tiền gửi thuộc về huy động vốn nợ. Theo Luật Các tổ chức tín dụng, nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhận dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. Trong đó, đối với tiền gửi của khách hàng cá nhân,xét về mặt nghiệp vụ ngân hàng thì có thể phân thành hai loại chính:
- Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là số tiền nằm trong tài khoản vãng lai hoặc tài khoản thanh toán và có thể rút ra bất kỳ lúc nào.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi không dùng để thanh toán, có thời hạn gửi tiền dài thông thường ít nhất là 1 tháng và nhận lãi kỳ hạn từ ngân hàng. Điều này giúp cho ngân hàng nắm được số vốn trong các thời kỳ đó có kế hoạch cho vay không phải tồn quỹ cao để đề phòng sự rút vốn bất thường. Do đó việc sử dụng nguồn vốn này cho vay rất hiệu quả, vì vậy lãi suất trả cho tiền gửi có kỳ hạn cao hơn tiền gửi không kỳ hạn.
Chi nhánh ngân hàng thương mại được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng thương mại chi nhánh cấp tỉnh hoạt động độc lập về tài chính, chịu sự quản lý của ngân hàng Nhà nước tỉnh và thực hiện hoạt động kinh doanh theo chính sách, định hướng, chiến lược kinh doanh của ngân hàng cấp trên. Ngân hàng thương mại chi nhánh cấp tỉnh có chức năng, vai trò như các ngân hàng thương mại.
Từ đó, trong luận văn này nghiên cứu về huy động vốn tại chi nhánh NHTM cấp tỉnh nên ta có khái niệm: Huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân tại chi nhánh NHTM là hoạt động của chi nhánh ngân hàng tìm kiếm nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn khả dụng và tiếp nhận từ khách hàng cá nhân để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.