CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG
1.1.1.2. Đặc điểm huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhântại chi nhánh ngân hàng thương mạ
nhánh ngân hàng thương mại
Đặc điểm huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân có liên quan chặt chẽ với đặc điểm của vốn huy động.
- Huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân là hoạt động thường xuyên liên tục. Vốn huy động tiền gửi nói chung và vốn tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân nói riêng phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầu, ngay cả khi đó là tiền gửi có kì hạn chưa đến hạn. Chính vì vậy các chi nhánh NHTM cần phải duy trì liên tục công tác huy động vốn, đồng thởi đảm bảo một khoản dự trữ tiền mặt để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.
- Hoạt động này có chi phí sử dụng vốn tương đối cao và chiếm tỉ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong các hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng thương mại. Thông thường kỳ hạn tiền gửi lâu có mức lãi suất tiền gửi cao hơn so với các kỳ hạn ngắn hạn.
- Huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân có tính cạnh tranh gay gắt giữa các chi nhánh ngân hàng. Nếu mỗi chi nhánh không đảm bảo được nguồn vốn huy động, chi nhánh không có đủ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh, đặc biệt là cho vay, khi đó chi nhánh cần vay từ hội sở chính. Do đó công tác huy động vốn của chi nhánh NHTM luôn có sự cạnh tranh cao, dựa trên lãi suất huy động, khuyến mại đi kèm, dịch vụ khách hàng và uy tín của chi nhánh.
- Huy động tiền gửi nói chung và tiền gửi ngắn hạn của khách hàng cá nhân nói riêng, thường nhạy cảm với các biến động về lãi suất trên thị trường, tỉ giá hối đoái, mức thu nhập trung bình của dân cư và chu kì chi tiêu của dân cư trong khu vực.
- Huy động tiền gửi khách hàng cá nhân có số lượng khách hàng và số lượng giao dịch của từng khách hàng lớn, tuy nhiên khối lượng tiền gửi mỗi lần của từng khách hàng trong từng giao dịch không lớn nếu so với huy động từ các tổ chức.