3.2.3.Hoàn thiện tổ chức thực hiện huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân
3.3.2. Đối với Hội sở ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
triển Nông thôn Việt Nam
Agribank Hội sở chính là đơn vị cốt lõi chỉ đạo các hoạt động cho toàn hệ thống có chức năng quản lý, giám sát các chi nhánh ngân hàng của mình. Vì vậy, để quản lý huy động vốn được tốt, tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:
Nâng cấp năng lực hệ thống
Trang bị công nghệ hiện đại các phần mềm ứng dụng tiên tiến nhằm tăng sức cạnh tranh của ngân hàng góp phần nâng cao sức mạnh của hệ thống trên địa bàn. Chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực thiết bị hệ thống xử lý (máy chủ, mạng, ứng dụng ngân hàng điện tử, vv…) tại Trụ sở chính; Với sự gia tăng các
cho khách hàng.
Hoàn thiện cơ chế chuyển vốn nội bộ
Thứ nhất nên tạo điều kiện hơn nữa để các chi nhánh ngân hàng được chủ động trong hoạt động kinh doanh, đồng thời thường xuyên giúp đỡ đối với các nghiệp vụ phức tạp như thanh toán quốc tế hay điều chuyển vốn cho các dự án lớn. Ban hành cơ chế tổ chức hoạt động, cơ chế điều hành nguồn vốn, cơ chế lãi suất phù hợp với quy mô và đặc điểm của ngân hàng, được xây dựng theo hướng tạo khuôn khổ pháp lý, nâng cao quyền tự chủ linh hoạt, phân rõ trách nhiệm trong hoạt động nhằm phát huy tối đa vai trò và vị trí của ngân hàng, các văn bản hướng dẫn phải ban hành kịp thời, cụ thể và tránh chồng chéo.
Theo cơ chế hiện nay, Agribank cho các chi nhánh được chủ động trong công tác huy động vốn với lãi suất linh động căn cứ trần lãi suất do Trung ương qui định, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc các chi nhánh sẽ gánh chịu rủi ro về lãi suất và thanh khoản.
Cần xây dựng chính sách lãi suất điều hòa vốn nội bộ phù hợp sao cho các chi nhánh thiếu nguồn vốn được vay trụ sở chính hạn chế nhất chi phí, đảm bảo tài chính.
Cải tiến mô hình tổ chức
Hoàn thiện cơ cấu của ngân hàng theo hướng tăng thêm các điểm giao dịch để thuận tiện công tác huy động vốn.
Có chính sách đào tạo nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động trong cơ chế thị trường đối với cán bộ, nhất là đối với cán bộ điều hành, quản lý kinh doanh.
Hiện nay, tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bắc Yên Bái hoạt động huy động vốn đã có nhiều dấu hiệu tích cực. Bên cạnh đó, trong quá trình quản lý huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân tại ngân hàng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định. Do đó, việc đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý huy động vốn là hết sức cần thiết. Luận văn đã thực hiện các nội dung sau đây:
Thứ nhất, xác định khung lý thuyết cơ sở lý luận về quản lý huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại.
Thứ hai, phân tích thực trạng quản lý huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân tại Agribank CN Bắc Yên Bái từ kết quả thực hiện mục tiêu huy động vốn của giai đoạn đến các hoạt nội dung quản lý huy động vốn cụ thể của chi nhánh.Luận văn đã có những đánh giá về chiến lược cũng như các chính sách huy động vốn và các hoạt động về tổ chức thực hiện, cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân tại chi nhánh.
Thứ ba, luận văn đề xuất định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động huy động tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cá nhân tại Agribank CN Bắc Yên Bái đến năm 2025.
Với hy vọng những mục tiêu, giải pháp và kiến nghị mà luận văn đã đề xuất sẽ có tính khả thi cao, giúp cho Agribank CN Bắc Yên Bái tăng trưởng được nguồn vốn với chi phí thấp nhất, tối đa hoá lợi nhuận.Tuy nhiên, với sự hiểu biết và thời gian hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Hội đồng khoa học, nhà quản lý ngân hàng đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện tốt hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn.
1. Đào Thuỳ Trang (2018), Hoàn thiện công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình, trường đại học Kinh tế Huế.
2. Drucker, P. (2009), Nhà Quản trị thành công, NXB trẻ Tp.HCM.
3. Harold Koontz (1999), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB khoa học và kỹ thuật.
4. Hoàng Thị Hồng Nhung (2017), Đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Yên Bái, trường đại học Đại Nam.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, Hà Nội.
7. Nguyễn Minh Kiều (2006), “Nghiệp vụ ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê, TP. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Đoàn Thị Thu Hà, Đỗ Thị Hải Hà (2012), Giáo trình quản lý học, NXB đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Ngọc Linh (2019), “Tăng trưởng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng(23).
10. Nguyễn Văn Tiến (2007), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Tài chính, Hà Nội.
11. Nguyễn Xuân Điền (2014), Giáo trình quản trị học, NXB Tài chính.
12. NHNN & PTNTT Việt Nam CN Bắc Yên Bái (2017, 2018, 2019), Báo cáo kết quả kinh doanh.
14. NHNN & PTNTT Việt Nam CN Bắc Yên Bái (2017, 2018, 2019), Chiến lược kinh doanh.
15. Phan Huy Đường (2017), Giáo trình khoa học quản lý, XNB đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
17. Quốc Hội (2015), Luật các TCTD số 20/2004/QH11 ngày 15/06/2004, Hà Nội. 18. Trần Tuấn Trường (2018), Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Hòa Bình, trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
19. Võ Thị Hoa Mai (2017), Quản lý hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Hà Tĩnh, trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
20. Võ Thị Thúy Anh (2010), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản tài chính, Đà Nẵng.
CÓ KỲ HẠN CỦA KHCN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁTTRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC YÊN BÁI