Các cách cài đặt

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành mã nguồn mở (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 31 - 32)

1. Các cách cài đặt& trình tự cài đặt

1.1. Các cách cài đặt

Như đã trình bày trong chương trước, có nhiều cách thực hiện việc cài đặt Linux: qua CD, qua đĩa cứng và qua mạng (FTP, NFS, SMB). Bảng 3.1 sau đây tóm tắt các điểm mạnh yếu của từng phương pháp trên.

Cài qua Điểm mạnh Điểm yếu

CD Nhanh và ổn định Bản phát hành sớm lỗi thời FTP Tiện lợi cập nhật, có thể truy

cập từ mọi nơi trên thế giới Không ổn định và chậm nếu máy chủ nằm xa máy trạm NFS Tiện lợi, đặc biệt trong trường

hợp máy chúng ta không có ổ CD

Chậm và đòi hỏi phải có mạng UNIX

SMB Tiện lợi trên mạng MS

Windows Phải qua mạng và phải có hiểu biết về Samba Đĩa

cứng Khi tất cả các phương pháp kể trên đều không áp dụng được Đòi hỏi nhiều dung lượng phụ trội Bảng 3.1 : Tóm tắt các cách cài đặt Linux

Nếu định cài đặt cả giao diện X Window, chúng ta cần chuẩn bị trước các thông tin về loại chipset của bìa điều khiển màn hình, cũng như về cổng nối tiếp cho chuột và modem.

Ở đây chúng ta chỉ bàn đến việc cài đặt RedHat, bản phát hành phổ biến nhất của Linux. Mặc dù chúng ta có thể cài đặt bằng nhiều cách khác nhau như qua NFS, qua FTP, qua ảnh SMB trên một ổ đĩa cứng dùng chung, hoặc qua một ổ đĩa cứng khác, song cách phổ biến nhất là cài đặt RedHat từ CD.

Tóm lại, dù chọn phương pháp cài đặt nào, chúng ta vẫn phải nắm trước một số thông tin cần thiết về cấu hình vật lý và mục tiêu sử dụng như được nêu sau đây:

- Loại bìa điều khiển màn hình, chipset và màn hình - Tên cổng nối tiếp của chuột

- Tên cổng nối tiếp của modem

- Địa chỉ IP, cổng gateway và tên miền (nếu nối máy với mạng) - Loại ổ đĩa cứng, ổ CD và bìa điều khiển của chúng

-Tổ chức các thư mục mà chúng ta muốn có trên máy của mình -Tên chúng ta định đặt cho máy của mình với hệ Linux (hostname).

Nếu có kết nối Internet, chúng ta có thể yêu cầu người quản trị mạng hoặc ISP (công ty cung cấp dịch vụ Internet) cho biết các thông tin kể trên.

Nếu dự định sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau trên cùng một máy (chẳng hạn như Window 95, Windows NT hoặc Windows 2000), chúng ta phải tạo ra phân vùng cho mỗi hệ điều hành ấy. Chúng ta phải sử dụng chương trình tạo phân vùng của chính hệ điều hành đó, bởi vì Linux không quản lý được mọi loại phân vùng của các hệ điều hành khác.

Sau cùng, chúng ta nên kiểm tra xem vào giờ chót bản phát hành RedHat có những chỉnh sửa nào không bởi vì Linux được nâng cấp thường xuyên, hoặc được thêm vào những tiện ích và sửa lỗi.

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành mã nguồn mở (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)