Mục tiêu :
- Biết cách dùng man để tìm trợ giúp cho câu lệnh - Sử dụng được các lệnh can thiệp vào thư mục - Sử dụng được các lệnh thao tác tệp
Những mục sau đây sẽ hướng dẫn chúng ta sử dụng các lệnh cơ bản để điều khiển hệ thống, trong đó có một số lệnh thực sự là những trình tiện ích mà Linux dùng để mở rộng tập hợp các câu lệnh của mình. Những chương trình ấy nằm trong các thư mục /bin, /sbin và /usr/bin.
3.1. Dùng man để tìm trợ giúp cho câu lệnh
Muốn nhận được trợ giúp trực tiếp cho các lệnh Linux, chúng ta gõ: man xyz*
Linux sẽ hiển thị từng trang thông tin liên quan đến từng lệnh bắt đầu bằng các ký tự xyz. Chúng ta có thể xem lần lượt các lệnh này bằng cách bấm phím q, khi đó nội dung từng lệnh sẽ hiện ra. Đặc điểm này của man chỉ có từ RedHat 7.2.
Nếu chưa biết chắc chắn mình sẽ dùng lệnh nào, chúng ta thử gõ tham số -k và nhập một từ khoá liên quan đến chủ đề chúng ta đang quan tâm. Lúc ấy man sẽ tìm
trong các tệp trợ giúp (được gọi là trang man, hoặc trang manual) có chủ đề chứa từ khoá ấy. Linux cũng cung cấp một alias (bí danh) cho lệnh ấy, gọi là apropos.
Nếu chúng ta nhập lệnh man ls, Linux hiển thị trợ giúp cho lệnh ls, bao gồm tất cả các tham số. Lệnh man –k cls cung cấp danh sách các câu lệnh có chữ cls
trong tệp trợ giúp. Lệnh apropos cls cũng giống như man –k cls.
3.2. Sử dụng các lệnh can thiệp vào thư mục
Cũng giống như những hệ điều hành khác mà chúng ta có dịp dùng qua, Linux có nhiều câu lệnh để tạo ra, xoá bỏ, di chuyển thư mục và hiển thị thông tin của thư mục.
3.2.1. Chuyển đổi thư mục hiện hành bằng lệnh cd
Cũng như DOS và các hệ điều hành khác, Linux chứa các tệp trong một cấu trúc cây gọi là thư mục. Chúng ta đi đến một tệp qua đường dẫn từ thư mục gốc bằng ký tự /. Do đó tệp cấu hình emacs cho người sử dụng tên lan_anh có thể được xác định như sau:
/home/lan_anh/.emacs
Nếu trước nay ban từng quen thuộc với hạn chế của DOS là tám ký tự cho tên tệp và ba ký tự cho cái đuôi, nay chúng ta sẽ thích thú hơn vì Linux không hạn chế số ký tự cho tên tệp.
Linux cũng sử dụng khái niệm về một home directory (thư mục nhà), thư mục này được xác định khi thêm một trương khoản vào hệ thống. Thông thường, thư mục “nhà” của một người sử dụng được xác định bằng ký tự tilde (ký tự sóng ~). Khi người sử dụng muốn chép một tệp từ thư mục hiện hành /usr/home/lan_anh vào thư mục “nhà” của mình, chúng ta có thể dùng ký tự tilde thay vì tên của thư mục. cp.emacs ~
Muốn di chuyển trong cấu trúc Linux, chúng ta dùng lệnh chuyển thư mục
cd. Nếu chúng ta gõ cd vào mà không kèm tham số nào, Linux đưa chúng ta về thư mục “nhà” của chúng ta. Muốn chuyển từ thư mục này sang thư mục khác, chúng ta dùng lệnh cd như khi chúng ta sử dụng DOS, nghĩa là cd thư_mục_mới. Linux cũng dùng dấu chấm (.) để đại diện thư mục hiện hành và dấu chấm chấm (..) đại diện cho thư mục mẹ. Thực ra chính DOS mới phỏng tạo UNIX, chứ UNIX/Linux không phỏng tạo DOS.
Ghi chú: Hãy cẩn thận khi dùng dấu sổ ngược ở đường dẫn thư mục. Trong
khi DOS dùng dấu sổ ngược xuống (\) thì Linux dùng dấu chéo lên (/). Dấu chéo xuống được Linux dùng để nối tiếp một câu lệnh trên một dòng khác.
Và ngược lại với DOS, Linux quan tâm đến việc chúng ta phải dùng khoảng trắng khi xác định các tham số “.” và “..” Linux không hiểu lệnh cd..., nhưng nếu chúng ta viết cd .. thì Linux sẽ hiểu. Nói tóm lại, Linux cần khoảng trắng ở giữa câu lệnh và tham số.
3.2.2. Liệt kê các tệp và thư mục bằng lệnh ls
Ls viết tắt cho list (danh sách) và Linux dùng lệnh này để liệt kê danh sách tệp. Lệnh này cũng tương tự như DIR của DOS. (Linux chấp nhận lệnh dir để liệt kê danh sách tệp trong một thư mục). Lệnh ls của Linux liệt kê tất cả các tệp chính bằng màu sắc. Theo mặc định, màu xanh lơ biểu thị thư mục và xanh lục biểu thị
các chương trình thi hành được. Muốn thay các màu mặc định, chúng ta chỉnh sửa tệp /etc/DIR_COLORS.
Ls sử dụng nhiều tham số để thay đổi cách liệt kê tệp và loại tệp phải liệt kê. Tham số phổ biến nhất là –la, ra lệnh cho máy liệt kê thông tin của tệp theo dạng dài. Lệnh ls-la liệt kê tất cả thông tin của từng tệp trong thư mục hiện hành. Lệnh
ls.emacs liệt kê các tệp bắt đầu bằng .emacs, trong khi ls-l.emacs liệt kê tất cả thông tin của các tệp bắt đầu bằng .emacs.
Tuỳ chọn –ltar (được dùng như là ls-ltar) liệt kê thông tin giống như lệnh ls
vừa kể, có khác chăng là các thông tin được trình bày theo thứ tự từ lâu nhất đến mới nhất.
3.2.3. Tạo thư mục mới bằng lệnh mkdir
Tương tự như lệnh MD của DOS, mkdir của Linux tạo thư mục mới và chúng ta cung cấp tên của thư mục ấy như ở thí dụ sau:
mkdir backup
Ghi chú: Trong trường hợp chúng ta quá quen với lệnh MD của DOS và
không thích dùng mkdir, Linux có một cách để tạo bí danh cho tên các lệnh.
3.2.4. Xoá bỏ thư mục bằng lệnh rmdir
Lệnh rmdir xoá các thư mục Linux với điều kiện thư mục ấy phải rỗng. Thí dụ nếu thư mục /backup có thư mục thứ cấp thì lệnh:
rmdir /backup
không hoàn thành công tác được. Lệnh:
rmdir /backup/lan_anh/*
xoá tất cả các tệp trong thư mục /backup/lan_anh và sau đó rmdir/backup/lan_anh
mới có thể xoá bỏ thư mục /backup/lan_anh bây giờ đã rỗng.
Cẩn thận: Vì lệnh rmdir không thể xoá thư mục chưa rỗng, chúng ta có thể dùng tham số -r với lệnh rm. Thí dụ: rm –r * sẽ xoá sạch mọi thứ từ thư mục hiện hành và tất cả các thư mục thứ cấp bên dưới. Do đó chúng ta phải cẩn thận khi ra lệnh này, vì một khi đã xoá là không phục hồi được. Nhớ sao lưu trước.
3.3. Sử dụng các lệnh thao tác tệp
Linux xử lý tệp và thư mục cũng như nhau.
3.3.1. Chép các tệp bằng lệnh cp
Lệnh cp tương tự như copy của DOS. Chúng ta dùng lệnh này để chép một hoặc nhiều tệp từ thư mục này sang thư mục khác. Cú pháp của cp như sau:
cp tệp_nguồn tệp_ đích
Chúng ta thay thế hai tham số tệp_nguồn tệp_đích bằng tên hai tệp mà chúng ta chọn. Nếu muốn giữ nguyên tên tệp, hãy dùng thư mục sẽ chứa tệp thay vào chỗ tham số tệp_đích. Ở DOS, chúng ta có thể bỏ trống tệp_đích nếu chép về thư mục hiện hành.
Lệnh cp lananh1 lananh1.old sẽ chép tệp lananh1 sang một tệp sao lưu mang tên lananh1.old, trong khi lệnh cp ~/lananh1.old /backup/lan_anh sẽ chép tệp
lananh1.old từ thư mục “nhà” sang thư mục /backup/lan_anh. (Ký tự ~ đại diện cho thư mục “nhà” của người sử dụng).
3.3.2. Chuyển tệp bằng lệnh mv
Lệnh này tương tự như MOVE của DOS để chúng ta di chuyển tệp từ thư mục này sang thư mục khác. Khi ra lệnh di chuyển tệp, nghĩa là chúng ta đã chép tệp ấy sang chỗ mới và xoá tệp ở chỗ cũ. Lệnh mv không sao chép tệp.
Cú pháp của lệnh mv giống như lệnh cp: mv tệp_nguồn tệp_đích
Lệnh mv lananh1 lananh1.old chép tệp lananh1 sang một tệp sao lưu mang tên lananh1.old, sau đó huỷ tệp lananh1 cũ, trong khi lệnh mv ~/lananh1.old /backụp/lan_anh di chuyển tệp lananh1.old từ thư mục “nhà” sang thư mục /backup/lan_anh.
3.3.3. Xoá tệp bằng lệnh rm
Lệnh này nguy hiểm bởi vì khi đã huỷ thì chúng ta không thể khôi phục tệp được. Do đó để an toàn, chúng ta nên sử dụng hình thức sau đây của lệnh rm:
rm –i tên tệp
Tham số -i bắt máy phải hỏi lại người sử dụng xem có thực sự muốn xoá bỏ tệp hay không. Thí dụ lệnh rm lananh1 sẽ xoá tệp lananh1, trong khi rm –i lananh1 sẽ mời chúng ta khẳng định việc huỷ tệp.
Cẩn thận: Với Linux, một khi tệp bị huỷ thì coi như mất luôn chứ không thể
lấy lại được (undelete) như với DOS. Khi xoá một tệp, hy vọng duy nhất của chúng ta là bản sao lưu của tệp ấy.
3.3.4. Hiển thị nội dung tệp bằng lệnh more
Lệnh more hiển thị tệp văn bản qua từng màn hình một. Chúng ta có thể xem một tệp văn bản mà không nhất thiết phải dùng đến phần mềm soạn thảo (edit), không cần in tệp ấy ra và cũng không phải tạm dừng thiết bị cuối (terminal) trong khi thiết bị ấy hiển thị tệp. Thí dụ, muốn hiển thị nội dung tệp .emacs, chúng ta gõ lệnh như sau:
more .emacs
Trong các phiên bản trước 6.0 của RH Linux, lệnh more khá bất tiện khi không cho chúng ta trở lui xem lại một trang màn hình đã qua. Tuy nhiên các tuỳ chọn dưới đây mới được bổ sung từ phiên bản 6.x cho phép trở lui k trang màn hình (mặc định là 1 trang): b hay <Ctrl-b>. Lệnh less sau đây có thể giải quyết vấn đề này tiện lợi hơn.
Ghi chú: Nếu dùng more với một tệp dữ liệu nhị phân, chúng ta có thể bực mình vì chẳng hạn máy sẽ bị treo. Trong trường hợp này, chúng ta thoát ra bằng cách bấm <Ctrl-q> hoặc <Ctrl-s>.
3.3.5. Sử dụng lệnh less
less hiển thị từng màn hình một. Giống như more, less có thể hiển thị màn hình thông tin của một tệp văn bản, song điểm khác biệt là chúng ta có thể di chuyển tới lui. Chúng ta thử dùng lệnh sau đây để duyệt tệp readme trong thư mục /info: less /info/readme
Ghi chú: ở DOS, chúng ta dùng lệnh CLS để xoá màn hình ; ở Linux, đó là
lệnh clear.