Chạy các chươngtrình Windows với Linux

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành mã nguồn mở (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 78 - 81)

Mục tiêu :

- Trình bày được cách chạy các chương trình DOS trong Linux và chạy các chương trình Windows với Linux

Vì DOSEMU không thể thực hiện các chương trình của Windows nên người ta đã làm ra phần mềm mô phỏng gọi là Wine. Wine viết tắt từ WINdows Emulator, hoặc từ Wine Is Not a Windows Emulator. Cả hai lối viết tắt này đều được giải thích trong mục FAQ của Windows (FAQ: những câu thường xuyên được hỏi).

Nếu muốn dùng thử Wine, chúng ta nên đọc qua Windows FAQ. Wine chưa được triển khai rộng như DOSEMU, chính vì thế mà nó còn bỏ sót nhiều lỗi và nhiều chương trình Windows cũng chưa được nó chấp nhận. Thật ra muốn dùng Wine chúng ta phải cài đặt Windows trên một phân vùng nào đó mà Linux truy cập được, bởi vì Wine còn phụ thuộc nhiều vào Windows. Wine cũng đòi hỏi hệ thống đồ họa X WINdow phải được cài đặt trước.

Muốn chạy thử Wine, chúng ta cần những thứ sau đây:

- Bản kernel của Linux, phiên bản 0.99.13 hoặc mới hơn (thí dụ 2.4.18-3). - Mã nguồn của Wine, bởi vì Wine chỉ có ở dạng này.

- Ít nhất 16 MB bộ nhớ RAM, nếu chạy với 64 MB hoặc nhiều hơn thì càng tốt.

- X Window đã cài đặt và thiết lập cấu hình xong.

- Một thiết bị điều khiển con chạy (cursor) trên màn hình, chẳng hạn như chuột.

- Microsoft Windows cài đặt ở phân vùng nào mà Linux có thể truy cập được. Vì Wine đang được tiếp tục phát triển cho nên có thể còn có phiên bản mới. Chúng ta nên coi thư mục /pub/Linux/ALPHA/wine/developement, ở địa chỉ sunsite.unc.edu để có những thông tin cập nhật. Tệp sẽ được đặt tên tuỳ theo ngày phát hành, chẳng hạn như Wine-20020509.tar.gz. Muốn tìm hiểu thêm về Wine, chúng ta có thể tải các tệp FAQ và HOWTO mới nhất xuống rồi đọc chúng. Những tệp này sẽ giúp chúng ta biên soạn, cài đặt, thiết lập cấu hình và sử dụng Wine.

Cài đặt Wine giống với cài đặt DOSEMU, chỉ khác là chúng ta có thể đặt tệp nén ở bất cứ thư mục nào. Chúng ta dùng lệnh tar để bung tệp ra như ở thí dụ sau: [root@web wine] # gzip – d wine – 20020509.tar.gz

[root@web wine] # tar – xvf wine – 20020509.tar

Việc biên dịch mã nguồn của Wine yêu cầu tỉ mỉ hơn so với DOSEMU, tựa như biên dịch một kernel mới vậy. Chúng ta phải trả lời nhiều câu hỏi trong tiến trình xây dựng. HOWTO về Wine giải thích cặn kẽ việc này. Tiếp theo chúng ta sẽ cung cấp tham số về thời gian chạy máy. Những tham số này được lưu tại tệp /usr/local/etc/wine.conf (chú ý: tuỳ theo phiên bản của wine hay Linux mà vị trí này có thể thay đổi). Có thể chỉnh sửa tệp này bằng cách thủ công, song tốt hơn chúng ta nên dùng chương trình cấu hình kèm theo để thực hiện. Sau khi lập xong cấu hình cho các tệp biên dịch và tệp tham số thời gian chạy máy, chúng ta chỉ cần ra lệnh

make để xây dựng Wine. Để bắt đầu sử dụng Wine, chúng ta gọi phần mô phỏng và cung cấp đường dẫn đến một tệp thi hành của Windows.

[lan_anh@web~] $wine /dosc/windows/winmine.exe hay:

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Trình bày cách thiết lập tài khoản của Linux? Câu 2: Nêu cách sử dụng các lệnh cơ bản trong Linux? Câu 3: Nêu cách xử lý các tệp DOS trong Linux?

Câu 4: Trình bày cách chạy các chương trình DOS trong Linux và chạy các chương trình Windows với Linux

Câu 5: Thực hành đăng nhập hệ thống Linux?

Hướng dẫn thực hành

1. Truy cập vào máy tính đã cài đặt hệ điều hành Linu

Khởi động máy đã cài đặt Linux, xuất hiện dấu nhắc khởi động hệ điều hành Boot : linux

Khi HĐH Linux khởi động, xuất hiện dấu nhắc truy cập hệ thống : login : password :

Người dùng nhập vào username và password tương ứng, trên màn hình xuất hiện dấu nhắc của hệ thống như sau :

[user12@linux user12]

2. Sử dụng Telnet để truy cập vào máy Linux từ xa

Truy cập vào Server LINUX từ máy Windows. Yêu cầu máy Windows đã cài đặt mạng. Để kiểm tra hệ thống mạng, từ dấu nhắc cửa lệnh trên Windows, gõ lệnh :

C:\>ping 200.201.202.180

Nếu trên màn hình xuất hiện : Reply from 200.201.202.180 ...

thì nghĩa là máy tính có khả năng truy cập vào Server LINUX, ngược lại, nếu có thông báo nào khác thông báo như trên thì nên kiểm tra lại cấu hình mạng trên máy. Tiếp theo, ta gõ lệnh :

telnet 200.201.202.180

Sau một khoảng thời gian thiết lập liên kết, trên cửa sổ telnet xuất hiện :

login : password :

Người dùng nhập vào username và password tương ứng.

Ví dụ : Đăng nhập vào với tài khoản user12, trên màn hình xuất hiện như sau login: user12

Password:

Last login: Wed Apr 7 08:35:50 from 131.16.16.21 [user12@linux user12]$ 3. Thoát khỏi hệ thống

Thoát khỏi phiên làm việc : #exit hoặc #logout Chấm dứt hoạt động của hệ thống : #shutdown –h now

BÀI 5: NÂNG CẤP VÀ CÀI ĐẶT PHẦN MỀM VỚI RPM Mã bài: MĐ37-05

Giới thiệu

Các phần mềm dùng cho Linux có thể được nâng cấp hoặc tạo mới. Việc cài đặt phần mềm có thể là thủ công (tự biên dịch từ các tệp nguồn) hay bằng RPM.

Trong bài này chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về RPM với các nội dung chính như sau:

- Các thuật ngữ liên quan

- Chính sách nâng cấp phần mềm - Cài đặt phần mềm

- Sử dụng RPM - Nâng cấp kernel

Mục tiêu

- Nắm được những kiến thức cơ bản về RPM để cài đặt các phần mêm cần thiết

dùng cho Linux.

- Nắm vững các chính sách nâng cấp phần mềm, cài đặt được một số phần mềm cơ bản cũng như cài đặt được những phiên bản sửa lỗi Kernel Linux.

- Nâng cao nhận thức chia sẻ công đồng.

- Tự tin cài đặt và sử dụng các ứng dụng trrong Linux.  Nội dung chính

A. LÝ THUYẾT

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành mã nguồn mở (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)