Cài đặt Linux ở chế độ văn bản

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành mã nguồn mở (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 59 - 61)

Mục tiêu :

- Cài đặt được Linux ở chế độ văn bản từ đĩa CD

6.1. Cấu hình phần cứng cơ bản

- Đĩa cứng: các tham số về loại, kích thước, kiểu đĩa. Chúng ta cần phân biệt rõ các đĩa cứng đã có trong máy đang được cài đặt như đĩa chính (Master) hay đĩa phụ (Slave) và với giao diện nào: IDE 0, IDE 1 hay SCSI...

- Bộ nhớ: tổng lượng RAM đã cài trên máy tính.

- Ổ CD: loại ổ CD với giao diện IDE, SCSI hay một loại khác. - SCSI: tên của bìa giao diện SCSI và đời (model) của nó.

- NIC (Network Interface Card – bìa giao diện mạng): tên nhà sản xuất và đời. Ngoài ra cũng cần biết một số chi tiết về cấu hình mạng của nơi chúng ta đặt máy. Trong trường hợp máy không nối mạng, chúng ta có thể tự chọn một cấu hình nào đó hợp lý.

- Chuột: loại chuột (3 phím hay 2 phím) và cổng giao tiếp (PS/2, cổng COMx, USB)...

Thông thường chương trình cài đặt có thể nhận ra được các phần cứng trong máy, nhưng việc chuẩn bị sẵn các thông tin trên sẽ giúp chúng ta điều chỉnh lại các nhận biết tự động của chương trình cài đặt.

6.2. Các màn hình ở chế độ văn bản

Dù Linux đang chạy ở chế độ văn bản, các cấu hình mà chúng ta cần cài đặt được hiển thị trên các màn hình có giao diện trực quan và cũng gần giống các màn hình sử dụng môi trường đồ hoạ.

6.3. Dùng bàn phím để di chuyển

Nên chú ý rằng trong các màn hình ở chế độ văn bản, chúng ta chỉ sử dụng bàn phím để di chuyển từ phím nhấn này đến phím nhấn khác nhằm chọn cấu hình hay hành động thích hợp. Chúng ta sẽ sử dụng các phím mũi tên, Tab và Alt+Tab để di chuyển. Cần thật cẩn thận không bấm nhầm phím.

6.4. Cài đặt ở chế độ văn bản từ đĩa CD

Chúng ta có thể cài đặt chế độ văn bản từ đĩa CD nếu máy của chúng ta hỗ trợ việc này và chọn bất kỳ một phím chức năng nào đó để chấm dứt việc cài đặt chế độ đồ hoạ như mặc định. Chúng ta chọn tiếp:

Boot: text Hay : boot: text expert

để bắt đầu.

Trong một vài trường hợp, chúng ta có thể cần nhập thêm tham số cho việc khởi động:

boot: text mem=128M

Vì theo mặc định. Linux thường chỉ tận dụng được 64 MB RAM (trong đa số trường hợp với các bản RedHat 7.0 trở về trước).

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Trình bày cách cài đặt và trình tự cài đặt Linux? Câu 2: Trình bày cách thiết lập các cấu hình cho RedHat? Câu 3: Nêu cách tạo đĩa mềm khởi động và khởi động lại? Câu 4: Trình bày cách cài đặt Linux ở chế độ văn bản?

BÀI 4: BẮT ĐẦU SỬ DỤNG LINUX Mã bài: MĐ37-04

Giới thiệu

Bài này sẽ giúp các em học sinh thiết lập trương khoản người sử dụng (user account), giới thiệu một vài lệnh căn bản và tiện ích của hệ điều hành Linux mà các em mới cài đặt xong lên máy PC. Chúng ta có một hệ điều hành đa nhiệm và đa người dùng của riêng mình nên cứ mạnh dạn bắt tay vào thao tác để có kinh nghiệm thực tế, vì có thể các em không được gặp dịp may như thế trên những hệ UNIX thuần tuý. Ngoài ra, với Internet, chúng sẽ có cơ hội tải về hàng ngàn ứng dụng nguồn mở và miễn phí từ thế giới Linux.

Mục tiêu

- Thiết lập tài khoản.

- Quản lý người sử dụng.

- Những lệnh căn bản.

- Làm việc với các tệp DOS.

- Đóng chương trình Linux.

- Chạy các chương trình Linux.

- Chơi trò chơi trên Linux.

- Chạy các chương trình DOS trên Linux.

- Chạy các chương trình Windows trên Linux.

- Tự tin trong việc sử dụng Hệ điều hành Linux  Nội dung chính

A. LÝ THUYẾT

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành mã nguồn mở (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)