Mục tiêu :
- Nêu được các bước thiết lập tài khoản
- Thiết lập được một tài khoản bằng các dòng lệnh
Việc khởi động Linux mất gần một phút, cuối cùng dấu nhắc hiện lên màn hình và mời chúng ta đăng nhập vào hệ thống. Toàn bộ thông báo đại loại có thể như sau:
RedHat Linux Release 7.3 (Valhala) Kernel 2.4.18-3 on an I686
Web login:
Chúng ta sẽ thấy các số hiệu khác nhau tuỳ theo phiên bản Linux được cài đặt. Đến đây chúng ta phải nhập vào tên người sử dụng (user name) và mật khẩu (password). Trương khoản người sử dụng giúp Linux phân biệt chúng ta với nhiều người khác mà nó phải phục vụ cùng lúc hoặc ở các thời điểm khác nhau.
Linux chấp nhận nhiều trương khoản, mỗi trương khoản cung cấp cho từng người sử dụng một thư mục mặc định, gọi là thư mục “nhà” (home directory).
Việc thiết lập trương khoản làm cho người sử dụng chỉ được thao tác trong phạm vi vài thư mục nào đó của hệ thống và với một số các câu lệnh nhất định mà thôi, bởi vì mục tiêu đầu tiên của trương khoản là để bảo vệ sự riêng tư của từng cá nhân.
1.1. Giao tiếp qua dòng lệnh
Chúng ta nhập dòng lệnh cho Linux cũng giống như cho DOS hoặc cho những hệ điều hành giao tiếp qua dòng lệnh với người dùng. Linux đòi hỏi sự chính xác với từng ký tự trong câu lệnh, kể cả việc phân biệt chữ thường với chữ hoa.
Nếu xảy ra trường hợp Linux không hiểu một câu lệnh nào đó, chúng ta nên kiểm tra xem mình viết đúng hay chưa. Đa số các câu lệnh sẽ được thực thi ngay sau khi chúng ta bấm phím <Enter>.
1.2. Lịch trình nhập lệnh
Nhiều shell Linux có lệnh history để xem lại lịch trình các câu lệnh được gõ vào. Lịch trình nếu không bị xoá sẽ được dùng như một thứ nhật ký của phiên sử dụng. Chúng ta có thể bấm phím <> để hiện lịch trình, rồi di chuyển con chạy trong đó và bấm <Enter> để kích hoạt một lệnh tự chọn mà không phải gõ lại nó.
Trong thí dụ sau, người sử dụng tên là Lan Anh dùng lệnh history và màn hình hiển thị một lịch trình các câu lệnh đã nhập, đại loại như:
[lan_anh@web~]$history 1 clear
2 adduser 3 history
Sau khi đã có lịch trình, chúng ta có thể chọn lại một lệnh trong đó bằng cách bấm phím <> và lướt con chạy cho đến khi gặp lệnh thích hợp. Hoặc chúng ta có thể bấm phím <!> rồi nhập số của lệnh mà chúng ta muốn Linux thi hành lại. Thí dụ khi muốn máy thi hành lại lệnh adduser trong lịch trình trên, chúng ta gõ như sau: [lan_anh@web~]$!2
Chúng ta có thể định nghĩa số của từng dòng trong lịch trình ra lệnh tại tệp cấu hình profile ở trương khoản của người sử dụng.
Ghi chú: Linux có nhiều loại shell và một số shell không có tiện ích lịch trình.
1.3. Nhập lệnh bằng sao ghép
Nếu chúng ta đã cài đặt chuột và một chương trình tiện ích mang tên “selection”, chúng ta có thể sao vài đoạn chữ từ các vùng khác nhau của màn hình để ghép thành một câu lệnh.
Muốn chọn một đoạn chữ, chúng ta bấm và giữ phím trái của chuột rồi kéo lê con chạy đi hết đoạn chữ (để nó đổi màu thành âm bản), sau đó bấm phím phải của chuột để sao đoạn chữ sang dòng lệnh.
Thao tác này rất có ích khi chúng ta muốn nhập một câu lệnh dài.
1.4. Tự động điền lệnh
Linux còn một cách khác để nhập lệnh. Chúng ta gõ vài ký tự đầu của tên lệnh rồi bấm phím <Tab>. Linux sẽ tìm trong thư mục lệnh xem tệp nào có tên bắt đầu giống như những ký tự mà chúng ta vừa gõ vào, rồi tự động điền đủ tên tệp vừa được phát hiện. Trong trường hợp có vài lệnh mang các ký tự khởi đầu giống nhau, Linux sẽ phát ra âm thanh "bip" và tự động viết đủ tên lệnh cho đến ký tự chung cuối cùng mà những lệnh đó đều có.
Thí dụ chúng ta muốn chép một lệnh mang tên todo_Monday sang tệp todo_today. Chúng ta gõ cp to tại dấu nhắc rồi bấm <Tab>, Linux sẽ bíp và tự động viết đủ phần chung của tên tệp tại dòng lệnh như sau:
[lan_anh@web~]$sp todo_
Nếu vào lúc này chúng ta gõ M (nghĩa là ký tự đầu tiên của chữ Monday) và bấm <Tab>, Linux sẽ tự động điền đủ todo_Monday vào dòng lệnh.