2. Các mô hình và quản trị trong môi trường mạng
2.4. Lựa chọn phần cứng và phần mềm
Là một quản trị viên hệ thống, chúng ta phải quan tâm đến nhiều yếu tố trước khi quyết định chọn phần cứng và phần mềm cho những hệ thống nằm trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Nếu những hệ thống ấy ở cự ly gần và tập trung trong cùng một toà nhà, thì mạng cục bộ (LAN) là giải pháp vừa ít tốn kém vừa có tốc độ cao. Lúc này chúng ta chỉ cần gắn cho mỗi chiếc máy Linux một bìa giao diện mạng Ethernet có chạy giao thức TCP/IP, bởi vì TCP/IP là giao thức chuẩn cho các bản phát hành Linux.
Để kết nối tốc độ thấp ở cự ly lớn hơn, chúng ta nên dùng modem thoại chạy giao thức PPP (Point–to–Point Protocol), hoặc giao thức SLIP (Serial Line Internet Protocol, giao thức Internet đường nối tiếp), cho các kết nối TCP/IP không đồng bộ. Chúng ta cũng có thể dùng giao thức UUCP (UNIX-toUNIX Copy Protocol) cho thư điện tử, diễn đàn News và truyền tệp FTP (mặc dù UUCP có giới hạn nhất định).
Đối với cự ly dài hơn và tốc độ cao hơn, chúng ta chọn công nghệ ISDN hoặc xDSL hoặc thuê đường truyền riêng (Leased Line) của một công ty viễn thông phù hợp.
Chúng ta không nên mua bất kỳ thiết bị mạng nào đã qua sử dụng. Một số thiết bị mạng được bán cùng với phần mềm điều khiển (driver) giúp chúng chạy với DOS, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng sẽ chạy trơn tru với Linux. Hệ thống Linux có thể có nhiều driver chuẩn cho mạng được gắn kèm (built-in). Bảng sau liệt kê vài bìa Ethernet được Linux hỗ trợ. Chúng ta nên kiểm tra lại tệp HOWTO về Ethernet để theo dõi những cập nhật mới nhất.
Bảng 6.1: Vài loại bìa Ethernet được Linux hỗ trợ
Nhà sản xuất Bìa
3Com 3c503, 3c503/16, 3c509, 3c579 SMC (Western
Digital) WD8003, WD8013, SMC Elite, SMC Elite Plus, SMC Elite 16 ULTRA Novell Ethernet NE1000, NE2000, NE1500, NE2100
D-Link DE-600, DE-650, DE-100, DE-200, DE-220-T Hewlett-
Digital DE200, DE210, DE202, DE100, DEPCA (rev.E) Allied Telesis AT1500, AT1700
PureData PDUC8028, PI8023
Các phần mềm ứng dụng không được đóng gói chung với những sản phẩm về mạng vẫn có thể sử dụng ở môi trường mạng. Thí dụ chúng ta cài đặt một ứng dụng trên Linux, sau đó nhiều user trên những máy khác vẫn có thể dùng ứng dụng này bằng cách chạy các lệnh từ xa được viết cho UNIX. Một thí dụ khác: chúng ta có thể chia sẻ một ứng dụng bằng cách lắp ghép từ xa hệ thống tệp chứa ứng dụng ấy, sau đó lại chạy ứng dụng ngay từ hệ thống tại chỗ.