Mục tiêu :
- Khởi động được phần mềm GNOME-RPM - Chọn được gói phần mềm để cài đặt
- Lập được cấu hình mặc định cho trình cài đặt
Nếu như chúng ta không muốn nhớ các câu lệnh phức tạp ở trên mà muốn thực hiện các công việc một cách dễ dàng như trong môi trường Windows, chúng ta có thể sử dụng trình RPM của GNOME.
Tất cả các chức năng của RPM dạng dòng lệnh đều được đưa vào trong
GNOME-RPM (gnorpm) dưới dạng các cửa sổ, menu, thanh công cụ hay hộp thoại.
5.1. Khởi động GNOME-RPM
Có thể khởi động Gnome-RPM theo một trong các cách sau:
- Trong môi trường GNOME, chọn lần lượt các mục sau Main Menu Button => Programs => System => GnoRPM
- Trong môi trường KDE, chọn lần lượt các mục sau Main Menu Button => Programs => System => GnoRPM
- Tại một terminal/console chúng ta gõ: # gnor &
Ta sẽ làm việc với cửa sổ như sau:
Các gói phần mềm sẽ được trình bày thành nhóm/cây bên bảng bên trái và các gói phần mềm cụ thể trong từng nhóm được liệt kê trên bảng bên phải.
Có thể chọn các tác động trong menu pop-up Operation hay trên thanh công cụ.
5.2. Chọn gói phần mềm
Khi chọn một nhóm phần mềm, danh sách các gói phần mềm trong nhóm hiện ra cho phép chúng ta chọn một hay nhiều gói phần mềm để tác động. Chúng ta giữ phím Ctrl (Control) và nhấp chuột trái lên biểu tượng (biểu tượng) của phần mềm cần chọn. Chúng ta cũng có thể giữ phím Shift và nhấp lên biểu tượng của
phần mềm thứ nhất và biểu tượng của phần mềm cuối cùng nếu chúng ta chọn một nhóm các phần mềm nằm liên tiếp nhau.
Dòng thông báo trên thanh trạng thái ở bên dưới cửa sổ cho biết số lượng phần mềm mà chúng ta định chọn.
5.3. Cài đặt phần mềm mới
Chúng ta chọn Install trên thanh công cụ để cài đặt phần mềm mới.
Những gì chúng ta thấy trong cửa sổ Install sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn khi dùng Filter.
Theo mặc định, Red Hat sẽ tìm trong đường dẫn /mnt/cdrom/RedHat/RPMS để tách ra các gói phần mềm có thể được cài đặt. Chúng ta có thể thay đổi đường dẫn mặc định này trong Operations => Preferences.
Một thông tin ngắn về phần mềm chúng ta chọn sẽ hiện lên trong bảng Package Info.
Chọn Add nếu chúng ta muốn cài đặt phần mềm chúng ta đang chỉ định (highlight).
Chọn Query để biết thông tin về phần mềm đã chọn một cách chi tiết hơn. Chúng ta cũng có thể chọn Upgrade khi phần mềm được chỉ định đã được cài đặt trước (với phiên bản cũ hơn).
5.4. Lập cấu hình mặc định cho trình cài đặt
Khi nhập vào Operations => Prerences, chúng ta được phép xác định lại cách cài đặt mặc định cho trình GNOME-RPM.
Chúng ta không nên bật tuỳ chọn “no dependency checks”. Trong Linux, cũng như trong Windows, hiện nay, các phần mềm thường được xây dựng dựa trên các hàm thư viện có sẵn của Hệ điều hành hay của một số phần mềm khác.
Chúng ta cũng có thể định các cấu hình về Network với việc dùng Webfind, Rpmfind hay Distributions để cài đặt các gói phần mềm thông qua mạng hay Internet.
5.5. Gỡ bỏ phần mềm
Khi chọn Uninstall, chúng ta quyết định gỡ bỏ phần mềm đã chọn.
Màn hình Remove Packages sẽ nhắc chúng ta kiểm tra lại các phần mềm sẽ bị tháo bỏ.
Nếu bấm YES, tiến trình gỡ bỏ sẽ bắt đầu.
Khi chấm dứt, tên của các gói phần mềm sẽ không còn hiện lên ở bất kỳ cửa sổ nào.
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Trình bày những hiểu biết cơ bản của em về RPM để cài đặt các phần mềm cần thiết dùng cho Linux?
Câu 2: Nêu các chính sách nâng cấp phần mềm?
Câu 3: Trình bày cách cài đặt một số phần mềm cơ bản và cài đặt được những phiên bản sửa lỗi Kernel Linux?
BÀI 6: QUẢN TRỊ HỆ THỐNG LINUX Mã bài: MĐ37-06
Giới thiệu
Bài này sẽ bàn về một số công việc và vấn đề chủ chốt của một quản trị viên hệ thống trong môi trường multiuser của Linux. Nếu đọc giáo trình này để tìm hiểu và cài đặt Linux, thì tức khắc gần như chúng ta đã trở thành quản trị viên hệ thống. Nhiều mục trong chương này sẽ thiên về quản trị hệ thống cho các mạng cơ quan. Tuy nhiên, cho dù chỉ là user duy nhất dùng Linux trên máy gia đình, chúng ta cũng nên làm quen với việc quản trị mạng lớn để mở rộng nhận thức về những vấn đề tổng quát hơn.
Những chủ đề chính sẽ được đề cập trong bài này bao gồm:
- Tầm quan trọng của quản trị hệ thống - Khái niệm multiuser
- Các hệ thống xử lý tập trung - Các hệ thống xử lý phân tán - Mô hình khách/chủ
- Quản trị trong môi trường mạng - Xác định vai trò quản trị viên mạng.
Mục tiêu
- Mở rộng nhận thức tổng quát hơn những công việc của một quản trị viên hệ thống.
- Nắm được các kiến thức cơ bản về các hệ thống xử lý, mô hình clien/sever, xác định vai trò của một quản trị viên mạng.
- Thiết lập được hệ thống mạng, thao tác các thiết bị ngoại vi và giám sát hệ thống cũng như nâng cấp phần mềm ở mức độ cơ bản nhất.
Nội dung chính A. LÝ THUYẾT