Nâng cấp Kernel

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành mã nguồn mở (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 91 - 92)

Mục tiêu :

- Trình bày được các bước nâng cấp Kernel

- Nâng cấp được các phiên bản cập nhật của Kernel

Cùng với những bản nâng cấp và gói phần mềm khác, những phiên bản kernel Linux mới cũng được phát hành đều đặn. Những phiên bản này đã được sửa lỗi và tăng thêm chức năng. Chúng ta nâng cấp kernel để lập lại cấu hình hoặc để bổ sung driver cho các thiết bị mới.

Trước khi nâng cấp kernel, chúng ta nên sao lưu phần mềm hệ thống và dành một đĩa mềm khởi động Linux, phòng khi lỡ tay làm hỏng. Mô tả chi tiết về các thao tác xây dựng lại kernel cho Linux nằm ở chương “Lập cấu hình kernel Linux”.

Tiến trình nâng cấp kernel được mô tả chi tiết trong phần tư liệu HOWTO về Kernel. Tư liệu này được niêm yết đều đặn trên Internet, tại các website FTP Linux hoặc các nhóm thông tin Linux. Chúng ta nên sao chép một bản HOWTO để đọc kỹ trước khi nâng cấp kernel.

Bước đầu của tiến trình cơ bản nâng cấp kernel là truy cập các nguồn kernel mới qua FTP vô danh tại các website về Linux. Khi đã có nguồn mới, chúng ta cần lưu lại nguồn cũ. Chúng ta chuyển thư mục /usr/src/linux sang tên khác, chẳng hạn như /usr/src/linux.old. Chúng ta bung ra gói phần mềm nguồn kernel vào thư mục

/usr/src và thư mục Linux sẽ được tự động tạo ra. Đến đây, chúng ta chuyển sang thư mục Linux để đọc các tư liệu và các tệp README.

Từ đây trở đi, tiến trình có thay đổi chút ít. Chúng ta gõ lệnh make config để chạy phần script về cấu hình và cung cấp thông tin hệ thống. Nếu phần này hoàn tất, chúng ta gõ lệnh đại loại như make dep (dependencies) để kiểm tra tình trạng phụ thuộc các tệp, nhằm đảm bảo kernel mới sẽ tìm ra tất cả các tệp cần thiết để biên dịch.

Sau công đoạn kiểm tra tính phụ thuộc, chúng ta gõ lệnh make clean để xoá mọi tệp đối tượng cũ rải rác ở thư mục kernel nguồn. Nếu đến thời điểm này mọi việc vẫn tốt, chúng ta yên tâm gõ make để biên dịch kernel mới. Biên dịch xong, chúng ta dùng chương trình quản lý mồi LILO (LILO Boot Manager) để cài đặt kernel mới.

Xin nhắc chúng ta lần nữa là hãy đọc kỹ phần HOWTO của kernel trước khi bắt tay vào việc, như thế chúng ta sẽ tránh mọi phiền phức bực bội. Đồng thời cũng giúp chúng ta tránh tình trạng bỏ rác vào hệ Linux hiện hành.

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành mã nguồn mở (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)