Thiết lập cấu hình &Kiểm tra cấu hình X Window

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành mã nguồn mở (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 58 - 59)

Mục tiêu :

- Thiết lập được cấu hình &Kiểm tra cấu hình X Window

4.1. Thiết lập cấu hình X Window

Lưu ý: Cố gắng chọn bìa điều khiển màn hình cho thật phù hợp, bởi vì trong

số những thiết bị ngoại vi thì bìa điều khiển màn hình và màn hình là những thứ mà phần mềm có thể dễ dàng làm hỏng nhất. Nếu chọn sai loại bìa điều khiển màn hình, màn hình của chúng ta có rủi ro bị cháy.

Đến đây, hệ thống sẽ cài đặt server XFree86 thích hợp cho phần cứng máy chúng ta.

Ở bước tiếp theo màn hình sẽ hỏi chúng ta về các chíp đồng hồ (clockchip) trên bìa điều khiển màn hình. Các chíp này dùng để điều khiển tín hiệu video thông qua bìa màn hình. Nếu không được đồng bộ hoá, các tín hiệu có khả năng làm cháy màn hình của chúng ta. Chúng ta phải cung cấp tham số chính xác và nếu không có những thông tin ấy chúng ta nên dùng tham số mặc định cho Clockchip, nghĩa là No Clockchip Setting, sau đó bấm OK.

Tiếp theo hệ thống sẽ tự động trắc nghiệm (autoprobe) và thiết lập cấu hình X Window. Máy chúng ta có thể bị treo trong tiến trình autoprobe. Nếu máy treo, chúng ta chỉ cần khởi động lại máy và tiếp tục cài đặt. Chúng ta có thể bỏ qua phần tự động trắc nghiệm và tiếp tục cài đặt.

Trường hợp autoprobe thành công, máy sẽ yêu cầu chúng ta chọn lựa độ phân giải. Chúng ta có thể chọn lựa nhiều độ phân giải tuỳ vào khả năng xử lý của bìa điều khiển màn hình và màn hình. Cuối cùng chương trình cài đặt sẽ hướng dẫn chúng ta cách khởi động và đình chỉ hệ thống X Window.

4.2. Kiểm tra cấu hình X Window

Như đã giới thiệu, các hệ Linux và UNIX đời mới đã có một giao diện đồ hoạ gọi là X Window, gọi tắt là X.

Việc cấu hình giao diện X để chúng ta làm việc thoải mái như trong môi trường MS Windows lại không dễ dàng lắm. Chúng ta cần nắm được chính xác các tham số về hệ thống đồ hoạ của mình, bao gồm: bìa đồ hoạ (Video Card), màn hình (Monitor), hoặc các tần số tín hiệu đồng bộ dọc/ngang (Vertical/Horizontal Sync). Các tham số này thường có sẵn trong tài liệu đi kèm màn hình của chúng ta.

Trong trường hợp không thấy loại màn hình của mình có tên trong danh sách, chúng ta nên chọn loại màn hình “ phổ quát” (Generic) tương đương và chỉnh lại tần số đồng bộ dọc/ngang.

Chúng ta cũng cần chọn thêm các tham số về độ phân giải kích thước và độ phân giải màu trong màn hình “ Custom configuration”. Khi đó, chúng ta nên chạy kiểm tra (test) để xem cấu hình có hoạt động được không. Nếu máy bị treo, nhiều lúc chúng ta có thể dùng tổ hợp 3 phím Ctrl+Alt+Backspace để thoát khỏi chế độ kiểm tra. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng thoát được.

Chúng ta cũng cần chọn giao diện GNOME hoặc KDE làm giao diện mặc định.

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành mã nguồn mở (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 58 - 59)