3. Sử dụng RPM
3.7.3. Sử dụng lệnh tar
Chú ý rằng đối với lệnh tar, chúng ta có thể có 3 cách ghi tuỳ chọn: - Gợi nhớ với 2 dấu trừ và tên tuỳ chọn. Thí dụ: tar --help
- Viết tắt với một dấu trừ và tuỳ chọn viết tắt. Thí dụ: tar -h
- Kiểu cũ: khi có nhiều tuỳ chọn và quen dùng chúng ta có thể viết gộp tất cả các tuỳ chọn cần sử dụng:. Thí dụ: tar zxvf ttt.
Tuy nhiên cách này dễ gây hiểu lầm và cho kết quả sai lệch. Thí dụ:
tar cvbf 20 /dev/rmt0 khác
tar –c –v –b 20 –f /dev/rmt0
bởi vì ở lệnh thứ hai thì 20 là trị số của tuỳ chọn –b và /dev/rmt0 là trị số của –f. Nếu ta viết lại lệnh như sau: tar cvbf /dev/rmt0 20, kết quả sẽ khác nữa.
Trước khi giải nén tệp tar, chúng ta phải xem lại tệp đó có được tạo ra với một thư mục hay không và thư mục ấy có được coi là mục ghi đầu tiên hay không. Chúng ta dùng lệnh:
tar tvf tên_tệp_tar|more
để xem thư mục ghi đầu tiên trong tệp tar có phải là thư mục hay không. Nếu phải, tệp tar sẽ tạo ra thư mục khi được bung ra. Nếu không có thư mục ở cấp cao nhất của tệp tar, tất cả các tệp ở cấp cao nhất sẽ được giải nén vào thư mục hiện hành.
Trong trường hợp này, chúng ta phải tạo ra một thư mục và chuyển tệp tar
Ghi chú: Trước khi bung ra tệp tar, chúng ta nên kiểm tra xem có thư mục ở cấp cao nhất hay không. Trong trường hợp tệp tar bung ra vài trăm tệp vào thư mục hiện hành thì rắc rối lắm.
Một khi đã đặt tệp tar vào chỗ mà chúng ta muốn bung ra nó ra, chúng ta dùng lệnh như sau để bung ra cây nguồn vào tệp tar:
tar xvf tên_tệp_tar
Bước tiếp theo tuỳ thuộc vào cách viết chương trình của gói phần mềm mà chúng ta đang cài đặt. Thường thì chúng ta sẽ chuyển sang thư mục cấp cao nhất của nguồn phần mềm và tìm một tệp nào đó có dạng như README.1ST. Ở thư mục nguồn cấp cao thường có vài tệp tư liệu giải thích quá trình cài đặt.
Ghi chú: Với hầu hết các phiên bản Linux, chúng ta có thể giải nén một tệp
tar luôn một thể khi khai thác nó. Chúng ta chỉ cần thêm flag z vào lệnh tar, chẳng hạn như:
tar zxvf foo.tar.gz
Quá trình cài đặt thường bao gồm việc hiệu chỉnh tệp Makefile để chỉnh sửa các thư mục đích. Phần mềm sẽ đặt các tệp nhị phân đã biên dịch vào những thư mục này. Thông thường chúng ta chạy lệnh make và tiếp theo đó là lệnh make
install.
Quá trình thực hiện lệnh make có thể thay đổi (gọi các chương trình biên dịch hay cài đặt) theo từng gói phần mềm mà chúng ta cài đặt. Đối với vài gói phần mềm, một dạng shell script chuyên lập cấu hình sẽ yêu cầu chúng ta trả lời vài câu hỏi trước khi biên dịch phần mềm cho chúng ta. Chúng ta nên đọc trước các tệp tư liệu đi chung với gói phần mềm (nhất là tệp INSTALL).