1. Các thao tác cơ bản với tệp
1.3. Sao chép tệp
Lệnh sao chép tệp có dạng:
cp tệp_nguồn tệp_đích
Chúng ta phải có quyền hạn đọc từ tệp_nguồn mà chúng ta định sao chép và quyền hạn ghi vào thư mục đích (và tệp mà chúng ta định ghi đè lên phải có thực).
Chúng ta nên lưu ý một số điểm như sau:
-Nếu tệp_đích là tên của một tệp có sẵn, thì chúng ta sẽ ghi đè lên tệp có sẵn ấy.
-Nếu gõ tên thư mục đích sau lệnh cp, tệp sẽ được chép vào thư mục ấy và vẫn giữ nguyên tên cũ. Thí dụ chúng ta gõ lệnh:
cp tệp_nguồn thư_mục_đích thì tệp sẽ được chép vào thư_mục_đích dưới dạng thư_mục_đích /tên_tệp_nguồn.
Chúng ta có thể chép một danh sách các tệp1, tệp2, tệp3 vào thư_mục_đích bằng lệnh:
cp tệp1, tệp2, tệp3 … thư_mục_đích
Nếu thư_mục_đích không phải là một thư mục, máy sẽ báo lỗi. Ngoài thư_mục_đích, nếu bất kỳ thành phần nào của danh sách tệp lại là một thư mục, thì máy cũng báo lỗi.
Hãy cẩn thận khi dùng wildcard (ký tự thay thế) với lệnh cp, bởi vì có khả năng rủi ro là chúng ta sẽ chép nhiều thứ hơn là dự định.
Ghi chú: Những người sử dụng Linux thường để trong máy nhiều tệp dạng
DOS, đồng thời làm cho Linux truy cập được hệ thống tệp DOS. Hầu hết các lệnh Linux nhận biết khi nào một phân vùng DOS là đích hoặc nguồn, cho nên trong tiến trình chép tệp, DOS có thể xử lý việc diễn dịch tệp. Thông thường khi mở ra và lưu lại một tệp văn bản của UNIX/Linux trong DOS bằng WordPad, WordPad luôn lưu thêm ký tự về đầu dòng (CR) cạnh ký tự xuống dòng (LF), trong khi các hệ Linux và UNIX chỉ dùng một ký tự LF để báo hiệu về đầu dòng mới.