Chọn các gói phần mềm & cài đặt

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành mã nguồn mở (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 52 - 58)

Mục tiêu :

- Trình bày được cách chọn các gói phần mềm để cài đặt - Nắm vững được các gói phần mềm cài đặt chủ yếu

Đến đây thì hệ thống về căn bản đã sẵn sàng cài đặt. Tuy nhiên chúng ta còn phải chọn những gói phần mềm (package) muốn cài đặt, sau đó thiết lập cấu hình cho chúng.

Minh hoạ 3.24: Chọn các gói phần mềm cài đặt

Chương trình cài đặt sẽ liệt kê trong hộp thoại “ Components to Install” các thành tố có thể cài đặt và bảng 3.5 giới thiệu một số gói phần mềm như vậy.

Thành phần Mô tả

Printer Support Cho phép in từ hệ Linux Classic X Window

System Cung cấp môi trường đồ họa GUI cho mọi máy UNIX/Linux, tương tự như MS Windows X Window System Cung cấp hệ thống X Window (quản lý cửa sổ đồ

hoạ)

Laptop Support Cung cấp các ứng dụng chạy trên Laptop và hỗ trợ cho các Laptop chạy Linux

GNOME Cung cấp các ứng dụng theo giao diện kiểu GNOME KDE Cung cấp các ứng dụng theo giao diện kiểu KDE Sound and

Multimedia Support Cung cấp hỗ trợ âm thanh và multimedia trong môi trường X Window Network Support Cung cấp các ứng dụng và công cụ để gỡ lỗi và quản

trị mạng, bao gồm các dịch vụ SNMP

Dialup Support Giúp truy cập Internet qua modem điện thoại Messaging and Web

Tools Cung cấp chương trình sử dụng thư điện tử, lướt duyệt Web, dọc và đưa tin lên Usenet Graphics and Image

News Server Cho phép hệ thống hoạt động như một server Diễn đàn thảo luận, có thể nhận và phổ biến ý kiến trao đổi của những người sử dụng.

NFS Server Giúp hệ thống có thêm hai chức năng là xuất khẩu và ghép kèm vào các hệ thống tệp khác trên mạng. Windows File

System Cung cấp các dịch vụ SMB cho cả client và server MS Windows Anonymous FTP

Server Cung cấp phần mềm máy chủ FTP vô danh (wu-ftp) SQL Database

Server Quản tri các Cơ sở dữ liệu dùng SQL (MySQL, PostgreSQL...) Web Server Apache, phần mềm Web server rất phổ biến Router/FireWall Phần mềm quản lý định tuyến và bức tường lửa. DNS Name Server Cung cấp phần mềm cần thiết để chạy server tên

miền riêng trên mạng với hệ điều hành Linux Network Managed

Workstation Cung cấp công cụ quản lý máy trạm Authoring and

Publishing Cung cấp các ứng dụng cho việc sáng tác và xuất bản Emacs Cài đặt phần mềm soạn thảo văn bản emacs, cung

cấp X Window front-end cho emacs Utilities Cung cấp các công cụ tiện ích

Legacy Application

Support Hỗ trợ các ứng dụng bằng tương thích ngược (kế thừa các ứng dụng cũ) Software

Development Cung cấp các trình biên dịch và công cụ lâp trình (GNU gcc, các trình dịch Python, Perl...) Kernel Development Cung cấp các công cụ phát triển kernel

Windows Compatibility/ Interoperability

Cung cấp ứng dụng phỏng tạo/liên tác môi trường MS Windows

Games and

Entertainment Cung cấp các trò chơi chạy dưới X Window hoăc chế độ văn bản. Everything Cài đặt tất cả những gì có trên CD: Cần có khoảng

3.0 GB trống, chưa kể khoảng trống dành cho các tệp dữ liệu.

Bảng 3.5: Các gói phần mềm cài đặt chủ yếu

Ghi chú: Chúng ta có thể chọn từng gói phần mềm bằng cách đánh dấu mỗi ô

tương ứng trên hộp thoại, hoặc cài đặt toàn bộ khi đánh dấu tuỳ chọn ấy. Muốn chọn một gói phần mềm để cài đặt, chúng ta chỉ cần di chuyển đến mục mình muốn và nhấn thanh Spacebar. Sau khi chọn xong tất cả những thành tố phần mềm muốn cài đặt, chúng ta bấm OK và bấm <Enter>.

Lưu ý: Sau này chúng ta có thể dùng chương trình RPM được mô tả trong

GNOME và KDE là 2 kiểu giao diện GUI của Linux (tương tự giao diện Windows 9x, 2000, XP). Chúng ta có thể chọn cả hai với điều kiện là đĩa cứng của chúng ta đủ lớn (khoảng gần 2 GB).

Minh hoạ 3.25: Chọn chi tiết cài đặt các phần mềm

Sau khi cài đặt, một hộp thoại khác báo cho chúng ta biết nơi chứa thông tin về các tệp sẽ cài đặt là /tmp/install.log. Bấm <Enter> để tiếp tục cài đặt.

Nếu chúng ta đánh dấu vào ô “Select individual package”, chúng ta có thể chọn lựa lại từng gói phần mềm mà chúng ta muốn hay không muốn cài đặt.

Có thể chọn một trong 2 cách liệt kê các gói phần mềm theo hình cây hoặc dàn ngang (Tree View hoặc Flat View) để dễ theo dõi và lựa chọn. Khi nhấp chuột lên một gói phần mềm bất kỳ, chúng ta sẽ đọc được các giới thiệu về nó ở phần dưới của màn hình. Chúng ta cũng có thể theo dõi mối quan hệ giữa các phần mềm sẽ được cài đặt khi bật chế độ “ Dependencies” (liên quan). Nếu chúng ta loại bỏ một số phần mềm liên quan cần thiết cho một số phần mềm khác thì RedHat sẽ thông báo ngay rằng chúng ta cần cài đặt lại các phần mềm đó để bảo đảm các phần mềm đang chọn hoạt động tốt.

+ Cấu hình Video Adapter :

+ Bắt đầu khởi tạo các gói tin:

Tạo đĩa khởi tạo cho hệ thống (boot disk): Chọn No và tiếp tục.

+ Hoàn thành cài đặt :

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong công việc cài đặt hệ điều hành RedHat 7.0. Bạn hãy rút đĩa ra khỏi ổ CD và nhấn OK để khởi động lại hệ thống.

Một phần của tài liệu Giáo trình hệ điều hành mã nguồn mở (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)