1. Các cách cài đặt& trình tự cài đặt
1.2.2. Tuỳ chọn cài đặt
Minh hoạ 3.8 : Màn hình “Tuỳ chọn cài đặt”
Màn hình “Tuỳ chọn cài đặt” xác định việc cài đặt là để máy chúng ta sẽ đóng vai trò gì. Chúng ta có các tuỳ chọn sau đây:
- Workstation: hãy chọn vai trò này khi chúng ta mới làm quen với Linux, muốn sử dụng máy của chúng ta một cách độc lập tại nhà hay xem nó chỉ như một trạm làm việc (Workstation) trong một mạng có sẵn. Chúng ta có thể gặp rắc rối nho nhỏ nếu cài đặt trên máy đã có dữ liệu (Windows 9x hay NT, 2000...).
- Server: có thể chọn vai trò này nếu chúng ta muốn thực hành như một người quản trị mạng đang tự xây dựng máy chủ (Server). Chú ý rằng với tuỳ chọn này tất cả dữ liệu đang có trên đĩa của chúng ta sẽ bị xoá sạch.
- Laptop: tương tự như Workstation, nhưng vai trò của tuỳ chọn này chủ yếu là để tối ưu hóa cho việc cài đặt một máy tính xách tay (laptop).
- Custom: có thể chọn vai trò cài đặt này khi chúng ta muốn cài đủ thứ trên máy của mình. Hãy sử dụng vai trò này khi chúng ta rất quen thuộc Linux và khi chúng ta cần một sự linh động tối đa trong việc cấu hình máy theo Linux.
- Upgrade: việc nâng cấp hệ thống hiện hành sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta chọn vai trò này. Nó sẽ giữ lại dữ liệu và các cài đặt cũ của chúng ta, chỉ cập nhật các gói phần mềm và kernel của Linux một cách nhanh chóng và an toàn. Các cách cài đặt khác không đảm bảo việc bảo lưu dữ liệu cho chúng ta.
Ghi chú: Muốn xem chương trình cài đặt đang thực hiện thao tác nào, chúng
ta bấm <Alt-F3> để chuyển sang terminal ảo.