Để quản lý, sử dụng VLĐ có hiệu quả cần phải tiến hành phân loại VLĐ của doanh nghiệp. Dựa vào loại hình và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cho các nhà quản lý các phân loại VLĐ khác nhau. Tuy nhiên, thông thường VLĐ sẽ được phân loại thành hai phân loại chính như sau:
1.1.2.1. Phân loại theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh
VLĐ của doanh nghiệp có thể chia thành các loại chủ yếu sau:
+ Trong khâu dự trữ sản xuất gồm các khoản: Vốn nguyên vật liệu chính; vốn vật liệu phụ; vốn nhiên liệu; vốn phụ tùng thay thế; vốn vật tư đóng gói; vốn công cụ dụng cụ nhỏ.
+ Trong khâu sản xuất gồm các khoản sau: Vốn sản phẩm đang chế tạo; vốn về chi phí trả trước.
+ Trong khâu lưu thông, gồm các khoản: Vốn thành phẩm; vốn bằng tiền; vốn trong thanh toán gồm những khoản phải thu và các khoản tiền tạm ứng trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hoá hoặc thanh toán nội bộ. Các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn...
Phương pháp này cho phép biết được kết cấu VLĐ theo vai trò. Từ đó giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ VLĐ trong các khâu của quá trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp nhằm tạo ra một kết cấu VLĐ hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển VLĐ.
1.1.1.2. Phân loại theo hình thái biểu hiện của VLĐ
Có thể chia VLĐ thành hai loại: Vốn bằng tiền và các khoản phải thu, trong đó: - Vốn bằng tiền gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang
chuyển. Tiền là một loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định.
- Các khoản phải thu gồm:
Phải thu từ khách hàng: là giá trị số tiền còn phải thu của khách hàng có thời hạn thanh toán dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo.
Trả trước cho người bán: là số tiền đã trả trước cho người bán mà chưa nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Phải thu nội bộ ngắn hạn: là các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với các đơn vị trực thuộc và giữa các đơn vị trực thuộc với nhau trong các quan hệ thanh toán ngoài quan hệ giao vốn, có thời hạn thanh toán một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh.
Ngoài ra còn có các khoản phải thu khác, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi.
- Vốn về hàng tồn kho: Trong doanh nghiệp sản xuất vốn vật tư hàng hoá gồm vốn vật tư dự trữ, vốn sản phẩm dở dang, vốn thành phẩm. Các loại này được gọi chung là vốn về hàng tồn kho. Vốn hàng tồn kho gồm:
- Vốn nguyên vật liệu chính: là giá trị các loại nguyên vật liệu chính dự trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất, chúng hợp thành thực thể của sản phẩm trong đó bao gồm: Vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu; vốn phụ tùng thay thế, vốn vật tư đóng gói, vốn công cụ dụng cụ, vốn về chi phí trả trước, vốn thành phẩm.
Trong doanh nghiệp thương mại, vốn về hàng tồn kho chủ yếu là giá trị các loại hàng hoá dự trữ.
Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và tìm các biện pháp phát huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu VLĐ theo hình thái biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý có hiệu quả.