Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Sông Đà 11 đến năm 2025

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 (Trang 98 - 99)

3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện quản lý vốn lưu động tại Côngty cổ phần Sông Đà 11 đến năm 2025 ty cổ phần Sông Đà 11 đến năm 2025

3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Sông Đà 11 đến năm2025 2025

Để tận dụng hiệu quả những cơ hội sẽ đến trong những năm tới, Công ty cần xem xét, nhận định và đánh giá tình hình để không những hạn chế, khắc phục được khó khăn mà còn phát hiện, tận dụng những cơ hội mới mà khso khăn đó mang lại. Để tiếp tục tồn tại và phát triển, Công ty đã đưa ra những định hướng cho sự phát triển trong thời gian tới.

Khẳng định vị thế trong lĩnh vực xây lắp điện: Công ty cổ phần Sông Đà 11 là doanh nghiệp hàng đầu trong khối xây lắp của Tổng Công ty Sông Đà về lĩnh vực xây lắp đường dây và trạm điện. Hơn 10 năm qua, Công ty đã dần tạo dựng được thế đứng vững vàng với việc tham gia thi công nhiều gói thầu quan trọng của ngành Điện lực Việt Nam. Qua đó, Sông Đà 11 đã trở thành một thương hiệu vững mạnh, có uy tín và được đánh giá cao, xứng đáng hàng đầu về lĩnh vực chuyên ngành điện. Công ty đã đảm nhận công tác xây lắp điện nước phục vụ thi công và sinh hoạt cho toàn bộ công trường xây dựng thủy điện lớn trong và ngoài nước như: (TĐ) Lai Châu, TĐ Đồng Nai 5 và TĐ Xekaman 1 tỉnh Attapeu (Lào).

Xác định mục tiêu phát triển bền vững phải đi từ yêu cầu chất lượng, Công ty quản lý chất lượng từ các giải pháp kiểm soát chặt chẽ hệ thống tại các công trình cũng như tại các đơn vị trực thuộc; kiểm tra, kiểm soát tiến độ, hoàn thành hồ sơ chất lượng phục vụ nghiệm thu kỹ thuật, nghiệm thu thanh toán và quyết toán các công trình.

Xác định mục tiêu về tài chính: iếp tục tăng trưởng doanh thu, lấy ngành Tổng thầu xây dựng và Tổng thầu EPC và Sản xuất điện làm động lực tăng trưởng; hoàn thành cổ phần hóa Công ty mẹ vào năm 2015 và nâng cao sức cạnh tranh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty. Trong đó: Lành mạnh hóa về tài chính; đảm bảo hoạt động kinh doanh đạt mục tiêu đặt ra trong quá trình tái cấu trúc, bao gồm

doanh thu và lợi nhuận; đảm bảo thực hiện cổ phần hóa Tổng Công ty Sông Đà vào năm 2015; tái cơ cấu các khoản nợ lãi suất cao, thời gian vay ngắn bằng các khoản vay với thời gian vay dài, lãi suất thấp.

Xác định nhân lực là yêu cầu tiên quyết để làm nên thành công, trong năm 2017, căn cứ vào khối lượng công việc và nhu cầu nhân lực năm 2017, Công ty đã tuyển dụng được 50 CBCNV. Trong đó cán bộ khoa học nghiệp vụ là 5 người, công nhân kỹ thuật là 45 người, bổ sung sự thiếu hụt nhân lực của các đơn vị.Công ty đã ký kết hợp đồng với các đơn vị đào tạo 5 lớp bồi dưỡng kiến thức cho CBCNV. Điển hình: lớp đào tạo quản lý tài chính kế toán, rủi ro, kiểm soát nội bộ 3 người; lớp đào tạo an toàn lao động và vệ sinh môi trường 20 người; lớp đào tạo kỹ thuật đấu nối cáp ngầm trung thế: 24 người, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát công trình 9 người, lớp đào tạo công nhân điện 24 người với giá trị đào tạo là 270,7 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w