0
Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Thực trạng kiểm soát vốn lưu động tại Công ty cổ phần Sông Đà 11

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 (Trang 80 -88 )

a, Chủ thể

* Tổng giám đốc:

Tổng giám đốc có trách nhiệm phân công và giao nhiệm vụ cho Kế toán trưởng thực thi các công việc trực tiếp liên quan đến quán lý VLĐ nhằm thực thi công việc; để triển kế toán trưởng thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng.

Phê duyện các bản dự toán dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty phục vụ hoạt động quản lý dài hạn, hàng năm và hàng tháng của Công ty theo kế hoạch kinh doanh.

Tổ chức thực hiện thanh, kiểm tra tình hình sử dụng VLĐ hàng quý và hàng năm hoặc có thể thực hiện bất thường theo yêu cầu của HĐQT (nếu có), giải quyết các khiếu nại, tố cáo về quản lý VLĐ tại Công ty dựa trên báo cáo của kế toán trưởng hoặc báo cáo bất thường của các kế toán viên trong việc quản lý, sử dụng VLĐ tại công ty trong phạm vi Công ty.

Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định về thanh tra của HĐQT, Tổng công ty Sông đà về việc quản lý VLĐ tại Công ty.

* Ban kiểm soát:

Tham gia xây dựng “Quy chế quản lý vốn, tài sản và công tác kế toán - tài vụ của Công ty” do Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản trị để phê duyệt và ban hành;

Giám sát việc thực hiện “Quy chế quản lý vốn, tài sản và công tác kế toán - tài vụ của Công ty”.

Đột xuất hoặc định kỳ thẩm định, kiểm tra tính chính xác, minh bạch, hợp lý, hợp pháp trong báo cáo tài chính trước khi Hội đồng quản trị trình Đại hội đồng cổ đông, liên đới chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, trước pháp luật về những sai sót trong báo cáo tài chính. Việc kiểm tra đột xuất (nếu có) không được

Kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến công tác quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo quy định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của Cổ đông, nhóm Cổ đông sở hữu từ 5% vốn Điều lệ trở nên.

* Kế toán trưởng :

Kế toán trưởng cần giám sát việc quyết toán các khoản thu chi, tổ chức kiểm kê tài sản, dòng tiền của doanh nghiệp vào cuối năm tài chính. Tuy nhiên, các quản lý cấp cao có thể yêu cầu quyết toán bất cứ thời điểm nào, do vậy kế toán trưởng cần luôn chuẩn bị sẵn sàng. Kế toán trưởng cũng là người thực hiện trình bày kết quả với ban điều hành và đôi khi là với các bên liên quan nếu có. Đảm bảo tính hợp pháp trong sổ sách kế toán.

Đối với nhiệm vụ này, kế toán trưởng cần đảm bảo được tính chính xác, kịp thời, hợp pháp trong các tài liệu, sổ sách kế toán, các giấy thanh toán, báo cáo tài chính, bảng kê, bảng cân đối kế toán, bảo hiểm, công nợ với ngân hàng, khách hàng cũng như chủ đầu tư. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm với kiểm toán viên về các sổ sách tài liệu của doanh nghiệp.

* Phó kế toán trưởng: Theo dõi, chỉ đạo quyết toán các dự án kinh doanh của Công ty: Kiểm tra, giám sát Hợp đồng kinh tế thuộc dự án; kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thanh toán thuộc dự án; theo dõi chi phí, tiền lương, nguồn thu của dự án; theo dõi, thanh toán, hoàn ứng cho các dự án Công ty thực hiện; tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, quy chế tài chính, kế toán do Nhà nước ban hành cho cấp dưới hoặc các CBNV liên quan đến công tác tài chính kế toán của Công ty.

* Kế toán viên:

- Kế toán phụ trách tiền và các khoản tương đường tiền: Kiểm soát nguồn tiền của doanh nghiệp, đảm bảo sự an toàn về tài chính và đem lại hiệu quat cao nhất khi nhàn rỗi vì vậy kế toán phụ trách cần xác định đúng mức dự trữ tiền hợp lý để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Kiểm soát các tài khoản: 111,112,113; các chứng từ sử dụng (phiếu thu, phiếu chi,…); sổ sách sử dụng (sổ

quỹ, sổ chi tiền mặt, các sổ kế toán tổng hợp).

- Kế toán phụ trách các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Kiểm soát chặt chẽ các khoản đầu tư tài chính và giám đốc chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư tài chính cũng như các khoản doanh thu được hưởng do hoạt động đó mang lại, đồng thời xác định chính xác lợi nhuận của hoạt động tài chính. Kiểm soát tài khoản: 121.

- Kế toán phụ trách các khoản phải thu khác: Kiểm soát tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán và bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà con nợ hay khách hàng chưa thanh toán cho doanh nghiệp, ngoài ra còn phải giám sát để tính toán thiệt hại về nợ phải thu khó đòi sau khi trừ dự phòng đã trích lập. Kiểm soát tài khoản: 136,138.

- Kế toán phụ trách hàng tồn kho: Kiểm soát thông qua các phương pháp theo từng giai đoạn; kiểm soát các chứng từ sổ sách có liên quan đến việc hạch toán nghiệp vụ xuất vật tư hàng hóa và lệnh sản xuất, đơn mua hàng, kiểm soát các chi phí trên sổ sách và thực tế để xem có tính đồng nhất hay không. Kiểm soát tài khoản: 152, 153, 156, 211, 213, 242.

b, Nội dung kiểm soát vốn lưu động

Thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch của Công ty, dựa trên bảng 2.6 có thể thấy: - Tổng VLĐ đều vượt kế hoạch đều ra tuy nhiên tỉ lệ vượt càng ngày càng thấp cụ thể 4.4% năm 2017, 1,1% năm 2018 và 0,5% năm 2019. Tổng nguồn VLĐ tăng đều qua các năm cho thấy việc thực hiện kế hoạch đều vượt chỉ tiêu.

- Tiền và các khoản tương đương tiền: Tổ chức thực hiện tiền và các khoản tương đương tiền dựa trên các chỉ tiêu, chất lượng tiền mặt tăng hàng năm và có sự đột biến trong năm 2018 và năm 2019. Ban lãnh đạo cũng thực hiện vượt các chỉ tiêu đề ra trong các năm.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Các khoản chênh lệch quản lý các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn không đáng kế trong năm 2017 và 2019 nhưng có sự giảm nhẹ: -4.1% (579 triệu đồng) do việc chuyển dòng tiền chuyển dịch sang các khoản phải thu ngắn hạn.

- Các khoản phải thu ngắn hạn: Việc thực hiện mục tiêu quản lý các khoản phải thu đưa ra và thực tiễn cho thấy có sự quản lý các khoản phải thu rất chặt chẽ từ đó các khoản phải thu tuy tăng trong năm 2017 (6.6% tương đương khoảng 15 tỷ) đã giảm -1.3% trong năm 2018 (tương đương giảm khoảng 3,7 tỷ) và -1.6% trong năm 2019 (tương đương giảm khoảng 3,7 tỷ).

- Hàng tồn kho : Dựa trên các chỉ tiêu có thể nhận thấy việc thực hiện các mục tiêu về thực hiện quản lý hàng tồn kho thông qua các cơ cấu ngày càng giảm của hàng tồn kho nhằm chuyển dịch phương thức tổ chức thực hiện quản lý hàng tồn kho.

Kết quả thực hiện quản lý VLĐ tại Công ty cổ phần Sông Đà 11:

- Quản lý vốn bằng tiền: Trong hoạt động kinh doanh, vốn bằng tiền là hết sức quan trọng và cần thiết, nó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp hàng ngày như mua sắm hàng hóa, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Việc duy trì một mức dự trữ vốn bằng tiền đủ lớn giúp cho Công ty tăng khả năng thanh toán. Song việc dự trữ tiền mặt luôn luôn phải chủ động và linh hoạt, bởi tỷ suất sinh lời của tiền mặt là rất thấp, thậm chí nếu tiền trong két của doanh nghiệp có thể bị mất giá do lạm phát. Vì vậy mục tiêu của quản lý tiền mặt là tối thiểu hóa lượng tiền mặt năm giữ, nhưng vẫn đảm bảo sự cân đối giữa nhập quỹ và xuất quỹ diễn ra bình thường.

- Quản lý các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Các khoản đầu tư ngắn hạn là một tài khoản thuộc phần tài sản ngắn hạn nằm trên bảng cân đối kế toán của một công ty. Tài khoản này bao gồm bất cứ khoản đầu tư nào mà một công ty thực hiện với thời gian dưới 1 năm. Các khoản này gồm đầu tư ngắn hạn và dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn .

- Quản lý các khoản phải thu: Trong điều kiện hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng nhằm cạnh tranh và bán được nhiều sản phẩm. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng như Công ty thì khoản phải thu càng có ý nghĩa trong cơ cấu vốn lưu

động. Việc quản lý nợ phải thu không chỉ tác động đến vốn lưu động mà còn tác động đến doanh thu bán hàng, khả năng chiếm lĩnh thị trường của Công ty. Do vậy, tùy từng chính sách của Công ty ở từng thời kỳ, trình độ, khả năng quản lý mà đánh giá tình hình các khoản phải thu của Công ty.

- Quản lý hàng tồn kho: Việc dự trữ hàng tồn kho là nhu cầu thông thường đối với mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần xem xét mức dự trữ sao cho cân đối, nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm cho hàng hóa dư thừa, gây ứ đọng, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nếu dự trữ quá thấp có thể gây thiếu hụt, làm giảm tiến độ chu kì sản xuất kinh doanh, gây khó khăn trong việc đảm bảo nhu cầu kinh doanh. Do vậy, việc dự trữ tài sản lưu động phải điều hòa, đảm bảo sao cho việc kinh doanh được tiến hành bình thường liên tục, vừa tiết kiệm được vốn, tránh ứ đọng dư thừa vốn.

c, Công cụ kiểm soát

Căn cứ các văn bản pháp lý được nhà nước ban hành bao gồm: - Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH14 được Quốc Hội ban hành; - Nghị định 174/2016/NĐ-CP của Chính phủ;

- Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Căn cứ vào các chỉ tiêu:

Tốc độ luân chuyển VLĐ của Công ty được tính theo bảng 2.12 sau đây:

Bảng 2.12: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động giai đoạn 2017-2019

Ng uồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2017-2019

Vòng quay VLĐ là chỉ tiêu phản ánh số vòng mà VLĐ quay được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Qua bảng ta thấy vòng quay qua các năm tăng

dần, năm 2017 là 6.97 vòng, năm 2018 là 10.81 vòng, đến năm 2019 là 11.27 vòng. Nguyên nhân là do cả doanh thu thuần và VLĐ bình quân đều tăng nhưng mức tăng VLĐ bình quân không đáng kể so với mức tăng của doanh thu thuần. Sự tăng lên của số vòng quay VLĐ cũng kéo theo sự giảm xuống thời gian luân chuyển VLĐ. Là một chỉ tiêu ngược với số vòng quay của VLĐ, thời gian luân chuyển VLĐ có xu hướng giảm xuống phản ánh hiệu quả sử dụng vốn gia tăng như đã phân tích ở trên. Số ngày một vòng quay VLĐ năm 2018 chỉ còn 33.31 ngày, năm 2019 giảm thêm 1.38 ngày còn 31.93 ngày.

Bảng 2.13: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giai đoạn 2017-2019

Nguồ n: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2017-2019

Hệ số đảm nhiệm VLĐ của Công ty cho thấy năm 2017 phải mất 0.143 đồng VLĐ mới tạo ra được một đồng doanh thu thuần nhưng đến năm 2018 Công ty chỉ còn mất 0,093 đồng để tạo được một đồng doanh thu thuần, năm 2019 giảm còn 0.089 đồng .

Bảng 2.14: Hệ số sinh lời vốn lưu động giai đoạn 2017-2019

N guồn: Bảng cân đối kế toán giai đoạn 2017-2019

Hệ số sinh lợi của VLĐ tăng nhanh và ổn định. Nếu như năm 2017, một đồng VLĐ chỉ tạo ra 0.190 đồng lợi nhuận sau thuế thì năm 2018 với một đồng VLĐ Công ty tạo ra được 0,457 (tăng 140.53% so với năm 2018) và đến năm 2019 có 1.046 đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng VLĐ (tăng 118.81% so với

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 (Trang 80 -88 )

×